SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Những thành tựu khoa học nổi bật nhất năm 2017

11:00, 19/12/2017
(SHTT) - Các nhà khoa học phát hiện ra lục địa mới chìm dưới đáy đại dương, tạo ra một dạng sự sống mới, tận mắt thấy vũ trụ tạo ra vàng, phát hiện căn phòng 30m trong Đại kim tự tháp Ai Cập... chính là những thành tựu khoa học nổi bật nhất năm 2017.

Mới đây, Business Insider đã đưa ra danh sách những phát kiến mới trong năm 2017 được bình chọn là những phát kiến khoa học ấn tượng nhất.

Phát hiện lục địa mới chìm dưới đáy đại dương

Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội địa chất Mỹ đã phát hiện bí ẩn nằm dưới khu vực phía đông Australia, đó là một lục địa mới với tên gọi "Zealandia".

Zealandia có diện tích khoảng 4,9 triệu km2 và được coi là lục địa nhỏ nhất trên Trái Đất. Đây đồng thời là lục địa trẻ nhất, mỏng nhất và ngập trong nước nhiều nhất (với 94% diện tích lục địa nằm dưới mực nước biển).

phat hien luc dia moi chim duoi day dai duong

 

Lục địa này hội tụ đủ 4 đặc điểm của một lục địa: có độ cao và độ đặc lớn hơn so với lớp vỏ đại dương, có sự hiện diện của 3 loại đá (đá núi lửa, đá biến chất và trầm tích), có diện tích đủ lớn.

Đây cũng là lục địa thứ 7 được khám phá. Trước đó, Trái đất được chia làm 6 lục địa: Phi, Á - Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc.

Các nhà khoa học đã tạo ra một dạng sự sống mới

Một nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Scripps, Hoa Kỳ đã làm nên một lịch sử mới. Họ lần đầu tiên tổng hợp thêm một cặp nucleotide cơ sở nhân tạo nữa gọi là X và Y, sau đó, chèn thành công cặp này vào mã di truyền của vi khuẩn E. coli.

Điều đó có nghĩa là con người vừa tạo ra một sinh vật bán tổng hợp đầu tiên trên Trái Đất, với mã di truyền chứa một cặp nucleotide cơ sở “ngoài hành tinh”.

dang su song moi

 

Câu chuyện có lẽ còn chưa dừng lại ở đó, Tiến sĩ Floyd Romesberg, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu nghĩ rằng đây mới chỉ mới là sự khởi đầu. Dấu mốc này sau đó có thể mở ra những hình thức mới của sự sống trên Trái Đất, cũng như trong vũ trụ.

Các nhà khoa học tận mắt thấy vũ trụ tạo ra vàng

Trong năm 2017, các nhà khoa học đã được chứng kiến một sự kiện đáng nhớ nhất trong lịch sử thiên văn, đó là khi hai sao nơtron va chạm nhau.

Cụ thể, vào tháng 8/2017, các nhà khoa học thấy được hai sao nơtron thuộc thiên hà NGC 4993 trong chòm sao Hydra, ngày càng xoắn vào nhau rồi cuối cùng tạo ra cú va chạm mà giáo sư David H.Reitze thuộc Viện Công nghệ California gọi là 'màn pháo hoa đáng xem nhất vũ trụ".

vu tru tao ra vang

 

Vụ va chạm làm tung ra một mớ hỗn độn cực nóng, đậm đặc, không ổn định, màu xanh lam. Một phần trong số này bắt đầu kết thành những nguyên tố nặng hơn sắt như vàng, bạch kim và uranium.

Dùng kính thiên văn đo cường độ tia UV, các nhà khoa học ước tính vụ va chạm sinh ra một lượng nguyên tố nặng bằng 1.300 lần trái đất, được bắn ra mọi phía và đang tăng tốc di chuyển khắp vũ trụ.

Phát hiện ra căn phòng 30m trong Đại kim tự tháp Ai Cập

Theo International Business Times, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế xác định được vị trí của căn phòng lớn dài ít nhất 30 mét nằm bên trên Grand Gallery, một hành lang dốc nối liền hai phòng chứa khác mang tên "Phòng vua" và "Phòng hoàng hậu". Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature.

Nhóm nghiên cứu vẫn chưa rõ về kết cấu chính xác và chức năng của căn phòng mới tìm thấy, nhưng phát hiện cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về kim tự tháp và cấu trúc công trình.

kim tu thap

 

Để tìm hiểu bên trong kim tự tháp, các nhà nghiên cứu quốc tế chụp hình kết cấu bên trong bằng hạt hạ nguyên tử gọi là muon, sản phẩm phụ của tia vũ trụ có thể xuyên qua lớp đá. Khi các hạt di chuyển qua lớp đá hoặc không khí, đường đi riêng biệt của nó cho phép phân biệt các khoảng trống với cấu trúc rắn.

Nghiên cứu nằm trong dự án quét kim tự tháp ScanPyramids do Viện HIP và Đại học Cairo hợp tác thực hiện nhằm khám phá những kim tự tháp Ai Cập dưới thời Cổ vương quốc, sử dụng những kỹ thuật không gây hư hại và không xâm phạm công trình, bao gồm quét 3D, thiết bị nhũ hóa và công nghệ chụp mới.

Bệnh nhân chữa ung thư bằng tế bào máu của chính họ

Liệu pháp này được gọi là liệu pháp CAR T-cell, chữa ung thư theo một cách hoàn toàn mới bằng cách lấy các tế bào trong người bệnh nhân, tái lập trình chúng và sau đó đưa chúng vào lại cơ thể để đi săn các tế bào ung thư.

benh nhan chua ung thu bang te bao mau cua chinh ho

 

Hồi tháng 8 vừa qua, FDA đã cho phép Kymriah - một phương pháp sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể để tấn công bệnh bạch cầu lympho cấp tính ở trẻ em. Phương pháp này có chi phí 475.000 USD mỗi bệnh nhân.

Đến tháng 10, một liệu pháp CAR-T khác là Yescarta đã được cho phép tiến hành trên người trưởng thành để điều trị một căn bệnh ung thư máu gọi là tế bào lympho B-cell non-Hodgkin.

Phát hiện gây lo ngại về hiện tượng băng tan ở Nam Cực

Nam Cực là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Kể từ đầu thế kỷ 20, những vùng băng tan chảy theo mùa đã tạo ra những dòng sông và những hồ, ao tạm ở đây. Tuy nhiên, những vực nước này không hiếm như các nhà khoa học từng nghĩ trước đây. Theo kết quả một cuộc khảo sát vừa được công bố, các nhà nghiên cứu Mỹ đã có phát hiện mới gây lo ngại về hiện tượng băng tan ở Nam Cực.

hien tuong bang tan o bac cuc

 

Cụ thể, hiện có một mạng lưới lớn các sông, hồ và ao do băng tan chảy tạo ra ở vùng rìa lục địa Nam Cực. Phạm vi của hệ thống sông hồ này khiến một số người lo ngại rằng lượng nước do băng tan chảy có thể góp phần làm suy yếu các thềm băng ở Nam Cực vốn dĩ đã mỏng đi khá nhiều, làm cho những khối băng lớn tiếp tục tan vỡ và gây ra mực nước biển dâng cao.

Phát hiện 7 hành tinh to bằng Trái Đất có thể có sự sống

7 hành tinh mới nằm ngoài Thái dương hệ này đều được phát hiện quay quanh một ngôi sao lùn gọi là TRAPPIST-1. Nó lạnh hơn và đỏ hơn so với Mặt Trời và lớn hơn một chút so với sao Mộc. Các ngôi sao như vậy có rất nhiều trong dải Ngân hà và tồn tại rất lâu. 

Theo CNN, dựa trên đánh giá trọng lượng cho thấy 7 hành tinh đều cấu thành từ đá thay vì khí như sao Mộc. Ba hành tinh, lần lượt được định danh là TRAPPIST-1e, TRAPPIST-1f và TRAPPIST-1g, thậm chí có thể có đại dương ở bề mặt.

phat hien 7 hanh tinh to bang trai dat

 

7 hành tinh cách Trái Đất 40 năm ánh sáng. Khoảng cách này được xem là khá gần với địa cầu trong dải Ngân hà rộng lớn. Tuy nhiên, với công nghệ tàu vũ trụ hiện tại thì cần hàng triệu năm để từ Trái Đất đến nơi này. 

Dẫu vậy, về giá trị khoa học, phát hiện này tiếp tục khẳng định nỗ lực tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học tin rằng TRAPPIST-1f chính là hành tinh có tiềm năng tồn tại sự sống nhất. 

Phi thuyền Cassini tỷ đô của NASA lập kỷ lục mới

Trước khi kết thúc sứ mệnh 20 năm thăm dò sao Thổ, phi thuyền Cassini của NASA đã chụp được những hình ảnh hiếm có về khí quyển Thổ tinh và vành đai của nó.

Sứ mệnh cuối cùng đầy mạo hiểm này của Cassini đã cho chúng ta thấy khoảng cách giữa bầu khí quyển sao Thổ với vành đai D của nó là khoảng 2.000 km.

phi thuyen cassini

 

Lúc này, con tàu đang bay với vận tốc 34,000 mét/giây, gấp 45 lần viên đạn bay để cung cấp những hình ảnh đầu tiên trong lịch sử về khí quyển sao Thổ và khoảng cách với vành đai gần nhất.

Đây thực sự là những cống hiến chưa từng mệt mọi của Cassini. Sắp cạn kiệt nguồn năng lượng "sống" nhưng nó vẫn xác lập thêm kỷ lục mới trong lịch sử khai phá sao Thổ của con người.

SpaceX phóng thành công tên lửa Falcon 9 tái sử dụng 3 lần trong chưa đầy 2 tuần

Đạt được bước tiến quan trọng trong nghiên cứu cấy ghép nội tạng lợn lên cơ thể người

Các nhà khoa học tại Viện Quốc gia Y tế Mỹ đã giữ cho trái tim lợn còn sống trong cơ thể 5 con khỉ đầu chó trong khoảng 298 ngày. Để thực hiện được việc này, trước tiên các nhà khoa học đã tiến hành ghép quả tim lợn vào hệ tuần hoàn của một con khỉ đầu chó. Sau đó, để giữ trái tim đó luôn đập, họ sử dụng các loại thuốc để cơ thể khỉ không phản ứng với sự cấy ghép chéo loài này.

Những con lợn cũng đã được biến đổi gen để nội tạng của chúng tương thích với cấu tạo sinh học của con người. Trước đó, một nhóm nghiên cứu đã kéo dài sự sống cho vật thí nghiệm trong vòng 500 ngày và đến thời điểm hiện tại, sự sống đó có thể được kéo dài đến khoảng 945 ngày.

ghep noi tang lon vao nguoi

 

Hiện tại, các nhà nghiên cứu cho biết sẽ sử dụng một số loại thuốc để thay thế hoàn toàn trái tim của khỉ đầu chó bằng trái tim của một con lợn biến đổi gen trong một vài năm tiếp theo.

Nếu thành công, thí nghiệm này sẽ được coi là bước tiến quan trọng trong quá trình thực hiện dự án cấy ghép tim lợn vào cơ thể người. Đây có thể là một giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu hụt các bộ phận cơ thể người được hiến tặng trong các ca phẫu thuật cấy ghép.

PV(t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".
Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đã có thông báo về việc các nhà sản xuất Hyundai, Kia và hai nhà sản xuất ô tô khác sẽ triệu hồi hơn 200.000 xe ô tô do phát hiện linh kiện bị lỗi được sử dụng lắp đặt.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.