SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Những lý do khiến cho Indonesia thường xuyên xảy ra động đất, sóng thần

09:15, 25/12/2018
(SHTT) - Có thể dễ dàng nhận thấy Indonesia là một vùng đất thường xuyên phải chịu hậu quả do thiên tai gây ra nhưng liệu chúng ta có thực sự hiểu được nguyên nhân khiến các thảm họa liên tục xảy đến với "xứ sở vạn đảo" này?

 Do vị trí địa lý

Indonesia nằm ngay trên Vành đai Lửa (Ring of Fire) - một vành đai gồm núi lửa đang hoạt động và các đường nứt gãy của 3 mảng kiến tạo địa chất thuộc Thái Bình Dương. Vành đai này có hình dạng giống một cái móng ngựa, trải dài tới 40.000km, và là nơi gây ra nhiều cơn địa chấn bậc nhất thế giới.

Các mảng kiến tạo va chạm, ma sát và lực sinh ra sẽ tạo thành năng lượng tích tụ. Khi năng lượng ấy đủ lớn, động đất sẽ xảy ra.

"Năng lượng có thể được tích luỹ trong hàng chục ngàn năm, nhưng khi giải phóng chỉ mất vài giây" - trích lời Hongfeng Yang, chuyên gia địa chất tại ĐH Hong Kong, Trung Quốc.

Ap3

 

Trên thực tế thì mỗi năm, các hoạt động địa chất gây ra tới hàng triệu rung động, nhưng chỉ có khoảng 100.000 được xem là động đất vì có thể cảm nhận được, và chỉ có khoảng 1000 trận thực sự gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, Vành đai lửa lại là nơi gây ra đa số những rung động nguy hiểm, trong đó mạnh nhất là khu vực kéo dài từ Nhật Bản đến Indonesia.

Đây cũng chính là lý do vì sao mà cùng với Indonesia, Nhật Bản cũng là đất nước thường xuyên phải hứng chịu động đất và sóng thần, với tần suất hàng đầu thế giới.

vanh-dai-lua

 

Hậu quả do thiên tai gây a tại Indonesia thường khá lớn vì sao?

Tính cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể đảm bảo dự đoán chính xác động đất tại khu vực này. Rất khó để biết động đất sẽ xảy ra ở đâu, vào lúc nào và độ lớn của nó nữa.

Trên thực tế, khoa học có thể theo dõi các rung động địa chấn trong lòng đất. Nhưng như đã nêu, năng lượng gây ra động đất có thể bị giải phóng chỉ trong vài giây, nên có muốn thông báo cũng không thể.

Để dự đoán được động đất, khoa học cần tìm ra tín hiệu địa chấn đủ rõ ràng và có thời gian trễ đủ lâu để cảnh báo. Tuy nhiên bất chấp rất nhiều nỗ lực, không có tín hiệu nào thực sự đáng tin cậy. Đến nỗi, khoa học còn đang nghi ngờ về sự tồn tại của tín hiệu này.

Hà An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.