SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Tin mới nhất vụ kiện bản quyền Thần đồng đất Việt sau 12 năm tranh chấp

06:40, 25/12/2018
(SHTT) - Sau 12 năm tranh chấp, vụ kiện về quyền tác giả "Thần đồng đất Việt" sẽ được phân xử tại phiên tòa vào ngày 28/12 tới đây giữa họa sĩ Lê Phong Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh (đại diện công ty Phan Thị).

Thần đồng đất Việt là bộ truyện tranh Việt Nam nổi tiếng và tạo nên cơn sốt khi ra đời vào năm 2002. Tuy nhiên, giữa tác giả và công ty sản xuất đã xảy ra tranh chấp bản quyền sau khi bộ truyện tranh ra đời không lâu. 

Bộ truyện đã được Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận vào tháng 5/2002 cho đồng tác giả là họa sĩ Lê Phong Linh (Lê Linh) và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, (đại diện công ty Phan Thị), riêng quyền tài sản (các quyền khai thác, sử dụng tác phẩm…) thuộc về Công ty Phan Thị. Tuy nhiên, sau khi bộ Thần đồng đất Việt phát hành đến tập thứ 78 thì họa sĩ Lê Linh quyết định ngưng cộng tác với Phan Thị nên từ đó các tập tiếp theo của bộ truyện tiếp tục ra đời không đề tên tác giả họa sĩ là ông Linh, dù vẽ giống nhân vật của ông Linh. Một số tập chỉ đề tên Công ty Phan Thị, các tập sau nữa đề tên những họa sĩ thực hiện cho đến nay. Trước sự việc hy hữu này, họa sĩ Lê Linh cho rằng ông là tác giả của bộ truyện nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm mà không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật có sẵn trong bộ truyện. Vì vậy, từ tháng 4/2007, họa sĩ Lê Linh chính thức khởi kiện Công ty Phan Thị lên Tòa án Kinh tế TP.HCM.

than dong dat viet

 

Sau đó, phía Phan Thị cũng kiện ngược lại họa sĩ Lê Linh đã dùng hình ảnh nhân vật Trạng Tý (theo Phan Thị nhân vật này thuộc quyền khai thác của họ) để sáng tác bộ truyện tranh mới.

Từ đó đến nay, sau nhiều lần hòa giải và chờ đợi suốt 12 năm, vụ kiện về quyền tác giả Thần đồng đất Việt mới được phân xử tại phiên tòa vào ngày 28/12 tới đây.

Vụ việc thu hút sự quan tâm lớn của dư luận vì nhiều chi tiết tranh chấp bản quyền cần làm sáng tỏ khi bộ truyện tranh này đã gắn bó với nhiều thế hệ.

Trước ngày xét xử, ông Huỳnh Văn Mười (Uyên Huy) Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM đã ký văn bản gửi các cơ quan liên quan để bày tỏ ý kiến của Hội Mỹ thuật TP.HCM xung quanh cuộc tranh chấp này.

Theo thông tin được đăng tải trên Một Thế giới, họa sĩ Uyên Huy cho biết, mặc dù ông Lê Linh chưa phải là hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM, và Hội cũng không theo dõi hết toàn bộ câu chuyện tranh chấp giữa ông Lê Linh, tuy nhiên lập luận của bà Hạnh cho rằng các nhân vật trong Thần đồng đất Việt là do bà hình dung ra, ông Lê Linh chỉ là người vẽ lại theo ý tưởng đó, ở góc độ chuyên môn nên Hội đã đưa ra ý kiến để các cơ quan pháp luật tham khảo.

Theo họa sĩ Uyên Huy thì trong nghệ thuật thị giác không có chuyện người có ý tưởng rồi “chỉ đạo” người khác thực hiện. Liệu ông Lê Linh có đồng ý vẽ minh họa từ ý nghĩ của bà Hạnh không?

“Nếu bảo người không hề biết vẽ, không hề biết quy luật tạo hình, thẩm mỹ, tư duy thị giác, ngôn ngữ truyền thông thị giác, có ý nghĩ (hình dung ra) tác phẩm mà nhận là quyền sở hữu tác phẩm đó là phản khoa học. Bởi lẽ đối với giới nghệ sĩ nếu chỉ có ý tưởng mà không có tài năng thì chưa chắc thực hiện hóa thành tác phẩm. Thậm chí vẽ mãi vẫn không ra tác phẩm”, họa sĩ Uyên Huy chia sẻ.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM kết luận: “Chúng tối thấy rằng, lập luận của bà Hạnh không có cơ sở khoa học về nghệ thuật thị giác, việc đòi quyền sở hữu trí tuệ về sáng tác hình tượng mà ông Lê Linh thực hiện là điều khó chấp nhận được”.

Trao đổi với Zing.vn về vụ kiện tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ, luật sư, thạc sĩ Luật Nguyễn Thị Kim Duyên, chị cho rằng ở Việt Nam có rất ít các phiên tòa liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Ở vụ việc giữa họa sĩ Lê Linh và công ty Phan Thị, luật sư Duyên cho rằng nếu họa sĩ Lê Linh thật sự là người sáng tạo ra bộ truyện Thần đồng đất Việt thì quyền tác giả đương nhiên thuộc về họa sĩ. Theo khoản 1, điều 27 Luật sở hữu trí tuệ thì quyền nhân thân được bảo hộ suốt đời. 

Luật sư Duyên cho biết thêm, trong quyền tác giả, còn có quyền về chủ sở hữu. Ở trường hợp của Thần đồng đất Việt, nếu công ty Phan Thị bỏ tiền đầu tư, đặt hàng tác giả viết, thuê họa sĩ làm theo yêu cầu thì quyền tài sản, chủ sở hữu thuộc về công ty. Theo đó, họ có quyền khai thác, thu lợi nhuận, thực hiện tác phẩm phái sinh theo quy định tại Điều 20, Luật sở hữu trí tuệ.

"Nếu họa sĩ sáng tác, hợp đồng với công ty là xuất bản, phát hành và phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ trong hợp đồng thì theo luật, quyền nhân thân và quyền tài sản, sở hữu hoàn toàn thuộc về họa sĩ", luật sư Duyên nói.

Hải Hà (t/h)

 

Tin khác

Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.