SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Những vụ kiện bản quyền chấn động làng công nghệ năm 2018

07:01, 21/12/2018
(SHTT) - Vấn đề vi phạm bản quyền trong giới công nghệ luôn được quan tâm. Năm 2018 cũng là năm chứng kiến nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp của các "ông lớn" trong làng công nghệ.

 Samsung thua kiện Huawei tại Trung Quốc, có nguy cơ bị cấm bán nhiều sản phẩm do vi phạm bản quyền

Theo phán quyết của tòa án Nhân dân Thâm Quyến, Trung Quốc, Samsung sẽ buộc bị cấm bán nhiều sản phẩm di động với lý do vi phạm bằng sáng chế liên quan đến công nghệ không dây, 4G, hệ điều hành và giao diện người dùng.

samsung

 

Mặc dù phán quyết đã được ban hành nhưng Samsung vẫn có quyền khiếu nại lên tòa án cấp trên để bác ngược lại phán quyết, đồng thời đòi bồi thường và cấm bán các sản phẩm của Huawei.

Vụ kiện giữa Huawei và Samsung bắt đầu nổ ra từ năm 2016 do sự cạnh tranh gay gắt về bản quyền giữa hai hãng sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Tâm điểm của các vụ kiện giữa Samsung và Huawei đều liên quan đến công nghệ di động và thiết kế.

Samsung đứng trước án phạt tỷ USD vì vi phạm bản quyền

Vào tháng 6/2018, Samsung lại dính vào một rắc rối mới do vi phạm bằng sáng chế về công nghệ FinFET của Viện Khoa học và Công nghệ Cao Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology - KAIST IP US).

samsung 1

 

FinFet là một loại bóng bán dẫn có khả năng tăng hiệu suất và giảm tiêu thụ điện năng cho các loại chip nhỏ hơn. Trong bản khiếu kiện của mình, KAIST IP US cho biết Samsung đã không để mắt tới nghiên cứu FinFet.

Samsung cho rằng công nghệ FinFet chỉ mang tính nhất thời. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi công ty đối thủ của hãng này là Intel Corp bắt đầu phát triển một công nghệ tương tự, KAIST IP cho biết.

Thiệt hại mà Samsung gây ra đối với Viện Khoa học và Công nghệ Cao Hàn Quốc là 400 triệu USD. Tuy nhiên do cố ý vi phạm bằng sáng chế, tòa án có thể ra quyết định buộc Samsung phải trả gấp 3 lần thiệt hại, tương đương khoảng 1,2 tỷ USD.

Apple bị kiện vi phạm tới 8 bằng sáng chế liên quan đến iMessage và FaceTime

Theo Apple Insider, công ty MPH Technologies (MPH) có trụ sở tại Phần Lan đã kiện Apple ra Tòa án quận ở Bắc California vì vi phạm 8 bằng sáng chế liên quan đến giải pháp và hệ thống gửi tin nhắn an toàn. Theo MPH, Apple đã sử dụng công nghệ bằng sáng chế của MPH trên các dịch vụ như iMessage và FaceTime mà không hề có bất cứ một thỏa thuận nào với hãng.

Đơn kiện của MPH cũng chỉ ra, Apple còn áp dụng các giao thức đã được cấp phép cho MPH trên các dịch vụ VPN của hãng.

apple

 

Thực tế mọi chuyện không đến mức phải đưa nhau ra tòa khi phía Apple trước đó đã không đạt được thỏa thuận với MPH. Cách đây hai năm, MPH đã liên lạc với Apple để thông báo về vấn đề bản quyền, đồng thời cả hai bên đã cùng nhau thỏa thuận các điều khoản cấp phép bằng sáng chế trong suốt 1 năm. Nhưng cuối cùng mọi chuyện lại không thể đi đến thống nhất.

Bị kiện vì vi phạm bản quyền, Huawei có thể phải bồi thường 10,5 triệu USD

Huawei bị cáo buộc đã vi phạm tổng cộng 5 bằng sáng chế liên quan đến kết nối 4G LTE trên các thiết bị di động. Đó là loại công nghệ LTE cần thiết để giải mã dữ liệu hình ảnh và âm thanh. Đáng chú ý là bên nguyên chỉ nhắc tới 3 smartphone là Nexus 6P, Mate 9 và P8 Lite.

Huawei

 

 Dĩ nhiên, Huawei sẽ nộp đơn kháng cáo vụ án này, tuy nhiên nếu bị tuyên án có tội thì họ sẽ phải nộp phạt một khoản tiền trị giá 10,5 triệu USD. Điều này sẽ khiến Huawei nhận trái đắng ở thị trường khó sống dành cho những thương hiệu đến từ đất nước tỷ dân.

Cuộc chiến pháp lý về vấn đề bản quyền sáng chế giữa Qualcomm với Apple

Cuộc tranh chấp giữa Apple và Qualcomm bắt đầu từ năm 2017, khi Apple bất ngờ đâm đơn kiện công ty sản xuất chip, cho rằng Qualcomm chưa trả phí độc quyền khi đưa chip của mình vào điện thoại iPhone. Trước đó, Qualcomm đã bị Ủy ban Thương mại Mỹ FTC cáo buộc vi phạm nghiêm trọng Luật Cạnh tranh khi “mua chuộc” các công ty điện thoại, đặc biệt là Apple, dùng độc quyền chip của mình.

Trong đơn kiện, Apple cho biết hãng sản xuất chip đã từ chối trả tiền sau khi Apple có cuộc thảo luận với KFTC, cơ quan chống độc quyền của Hàn Quốc. Tới tháng 1/2018, sau một thời gian điều tra, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra phán quyết yêu cầu Qualcomm bồi thường cho Apple 1,2 tỷ USD. 

qualcomm va apple

 

Tiếp đó, 2 công ty công nghệ lại tiếp tục kiện liên quan tới vấn đề tranh chấp bằng sáng chế riêng biệt. Qualcomm cũng từng yêu cầu tòa án liên bang Hoa Kỳ cấm bán điện thoại iPhone trong một vụ kiện. Tới khoảng tháng 6/2018, một thẩm phán trong Ủy ban Thương mại Quốc tế đã tìm được bằng chứng cho rằng Apple đã vi phạm nghiêm trọng quyền bản quyền liên quan với công nghệ tiết kiệm pin của Qualcomm. Sau đó, Apple đã ngừng sử dụng chip của Qualcomm cho các sản phẩm iPhone của mình, thay vào đó, hãng đã hợp tác cùng với Intel.

Tới tháng 9/2018, Qualcomm tiếp tục đệ trình lên tòa án Tối cao ở San Diego (Mỹ), cáo buộc Apple trao các bí mật về chip của Qualcomm cho Intel để gia tăng hiệu năng của chip Intel trang bị trên iPhone.

Tuần trước, Qualcomm đã giành được chiến thắng sơ bộ trong một vụ kiện bằng sáng chế ở Trung Quốc, buộc Apple phải thay đổi phần mềm cho iPhone tại Trung Quốc hoặc phải đối mặt với lệnh cấm bán iPhone tại quốc gia này.

Nhưng Qualcomm cũng có thể thất bại trong một vụ kiện chống độc quyền bởi Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ khi một thẩm phán cho biết hãng chip không thể đề cập đến việc Apple đã bỏ chip Qualcomm để dùng chip có sức cạnh tranh hơn từ Intel. Vụ kiện này được đưa ra xét xử vào tháng tới.

Thái Hòa (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.