SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Kính hiển vi Google AR giúp nhanh chóng phát hiện các tế bào ung thư

07:28, 25/04/2018
(SHTT) – Việc phát hiện và chẩn đoán ung thư ngày càng trở nên dễ dàng hơn với các sáng kiến công nghệ mới. Gần đây, các nhà nghiên cứu Google đã hé lộ một nguyên mẫu kính hiển vi AR (ARM) giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán các khối u.

Việc xác định vị trí tế bào ung thư bằng các loại kính hiển vi tiêu chuẩn là một quy trình khó khăn và đòi hỏi các bác sĩ phải bỏ nhiều thời gian và tâm sức vào nghiên cứu và thực hiện các quy trình xét nghiệm.

Với sự xuất hiện của kính hiển vi Google AR, nó có thể nhanh chóng xác định vị trí các tế bào ung thư và nhanh chóng báo lại kết quả cho người thực hiện xét nghiệm.

Google AR là một chiếc kính hiển vi quang học thông thường, được sử dụng rộng rãi trong các phòng nghiên cứu trên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu của Google đã điều chỉnh lại một vài yếu tố để có thể tích hợp công nghệ thực tại tăng cường AR.

google-ar-microscope

 

Đầu tiên, các phép toán của hệ thống sẽ làm quen với việc phát hiện tế bào ung thư trong các hình ảnh mô người, sau đó, khi mẫu mô người thật được đặt vào kính hiển vi, hình ảnh mà các nhà nghiên cứu thấy sẽ được hệ thống máy tính kết nối ghi lại.

Lúc này các thuật toán AI sẽ tiến hành đối chiếu, phân tích, phát hiện và khoanh vùng các tế bào ung thư trong hình ảnh thu được từ kính hiển vi. Tất cả quá trình phân tích này được thực hiện nhanh chóng trong thời gian nhà phân tích chuyển sang vị trí khác của mô hoặc chuyển sang mẫu bệnh phẩm mới.

te-bao-ung-thu

 

Với các thử nghiệm hiện tại, nhóm nghiên cứu đã cho thấy khả năng phát hiện ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt khá chính xác.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Google cũng phát hiện được rằng ARM có thể sử dụng để chẩn đoán các căn bệnh khác như sốt rét, bệnh lao.

Kính hiển vi AR của Google vẫn đang trong quá trình đánh giá và hãng này cũng cho biết họ sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn để tăng hiệu quả và giải quyết những thiếu sót tồn tại của hệ thống.

Nguyễn Huế

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.