SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Enzyme ăn nhựa chống lại ô nhiễm môi trường

15:49, 20/04/2018
(SHTT) - Các nhà khoa học Anh và Hoa Kỳ cho biết họ đã tạo ra được một loại enzyme ăn nhựa có thể góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong tương lai.

Loại enzyme này có khả năng tiêu hóa polyethylene terephthalate( PET) - một dạng nhựa được cấp bằng sáng chế vào những năm 1940 và hiện nay được sử dụng để sản xuất hàng triệu tấn chai nhựa.

plastic-bottles-waste

 

Nhựa PET có thể tồn tại hàng trăm năm mà không bị phân hủy. Hiện tại, nó đang làm ô nhiễm cho nhiều khu vực đất liền và biển đảo trên toàn thế giới.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Portsmouth Vương quốc Anh và Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tìm ra cấu trúc của một loại enzyme tự nhiên được lấy ở một trung tâm tái chế chất thải ở Nhật Bản.

Theo giáo sư John McGeehan từ Đại học Portsmouth: Khi họ phát hiện enzyme này giúp cho một loại vi khuẩn phá vỡ và tiêu hóa nhựa PET, các nhà nghiên cứu quyết định “chỉnh sửa” cấu trúc của nó bằng cách bổ sung một số axit amin. Điều này dẫn đến sự thay đổi hoạt động của enzyme - cho phép enzyme ăn nhựa nhanh hơn.

_100898523_plasticpollutioninoceans-creditdavidjones

 

Ông McGeehan nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi đã tạo một phiên bản cải tiến của enzyme này tốt hơn so với phiên bản tự nhiên. Điều này thực sự thú vị bởi enzyme này có thể được tối ưu hóa trong tương lai”.

Nghiên cứu này được đăng tải trên Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia vào hôm thứ 2 ngày 16/4/2018. Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục cải tiến enzyme này để xem chúng có thể ăn nhựa PET trên quy mô công nghiệp hay không.

Ông McGeehan cho biết: "Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy một quá trình xử lý biến PET và các chất dẻo khác trở lại cấu trúc ban đầu có thể được tái chế nhiều lần".

" Tiềm năng lớn"

Các nhà khoa học không tham gia trực tiếp vào nghiên cứu cho rằng phát hiện này rất tuyệt vời, nhưng họ cũng cho biết sự phát triển của enzym vẫn ở giai đoạn đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm.

Oliver Jones, một chuyên gia về hóa học phân tích tại Đại học Công nghệ Royal Melbourne, cho biết: "Enzyme không độc lại có thể phân huỷ sinh học. Có rất nhiều tiềm năng sử dụng công nghệ enzyme phân hủy nhựa giải quyết vấn đề rác thải ngày càng tăng."

Douglas Kell, giáo sư về khoa học phân tích tại Đại học Manchester, cho biết thêm: “Cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến enzyme này. Sự tiến bộ này giúp chúng ta đến gần hơn mục tiêu tái chế bền vững đồ nhựa”.

 Tạ Hiền

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo tờ Interesting Engineering hôm 2/5 đưa tin, nhóm các công ty Nhật Bản đã mở đường cho kỷ nguyên 6G. Trong thử nghiệm gần đây, họ đã truyền siêu nhanh 100 gigabit mỗi giây (Gbps) ở tần số 100 GHz và 300 GHz qua khoảng cách 100 m.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức phát động cuộc thi Robocon lần thứ nhất năm 2024, theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến 9 điểm cầu của các phòng GD&ĐT các huyện, thị xã.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Giải thưởng VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ, trong đó có gần 15% đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trang web tại địa chỉ ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo cổng thông tin của Thông tin và Truyền thông là 1 trong 20 website lừa đảo vừa được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin đưa ra cảnh báo.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp sinh học kết hợp trí tuệ nhân tạo, di truyền và phân tích đa omics để khám phá mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và bệnh Alzheimer