SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Tràng Tiền Plaza sẽ bị bán đứt cho tư nhân?

11:07, 17/06/2017
(SHTT) - Tràng Tiền Plaza đang được Tập đoàn IPP của doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn thuê để làm trung tâm hàng hiệu, phục vụ chủ yếu tầng lớp có thu nhập cao và khách nước ngoài. Còn chủ sở hữu khu trung tâm thương mại này là Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền
ban-het-von-nha-nuoc-tai-khu-dat-kim-cuong-trang-tien-plaza

Tràng Tiền Plaza sẽ bị bán đứt cho tư nhân? 

Được biết, theo như phương án bán vốn nhà nước được SCIC trình các cơ quan chức năng mới đây, SCIC đề nghị tiếp tục nắm giữ vốn tại 3 DN. Trong đó đề nghị giữ 100% vốn tại Công ty TNHH MTV đầu tư SCIC; nắm 51% vốn điều lệ tại Công ty TNHH MTV khai thác và chế biến đá An Giang.

Đối với Công ty TNHH MTV đầu tư thương mại Tràng Tiền - chủ trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza, hiện SCIC đang nắm 90% vốn điều lệ. Do DN có đặc điểm mang tính biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của thủ đô Hà Nội, SCIC đề nghị thực hiện cổ phần hóa và tiếp tục nắm giữ 51% vốn điều lệ. 

Tràng Tiền Plaza đang được Tập đoàn IPP của doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn thuê để làm trung tâm hàng hiệu, phục vụ chủ yếu tầng lớp có thu nhập cao và khách nước ngoài. Còn chủ sở hữu khu trung tâm thương mại này là Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền (SCIC sở hữu 90% và Tổng công ty Thương mại Hà Nội sở hữu 10% vốn điều lệ).

Riêng về ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ lại đề nghị sẽ  thoái hết vốn nhà nước tại DN này do lĩnh vực kinh doanh thương mại nhà nước không cần nắm giữ cổ phần.

Trước đó, vào tháng 3/2017, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại DN của SCIC đến năm 2020. Trong đó cổ phần hóa 5 DN; tiếp tục đầu tư, nắm giữ vốn 3 DN; bán vốn giai đoạn 2017-2020 137 DN, giải thể phá sản 3 DN.

Tháng 9/2016, Chính phủ đã chỉ đạo SCIC thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại 10 DN được ví như những “con gà đẻ trứng vàng”. Cụ thể là Công ty CP viễn thông FPT, công ty cổ phần FPT, Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Bảo Minh, Tái bảo hiểm quốc gia, Hạ tầng bất động sản Việt Nam, XNK Sa Giang, cơ khí khoáng sản Hà Giang.

Nhưng theo phương án được SCIC xây dựng, đơn vị này đề nghị giữ lại 2 DN. Đó là công ty CP Viễn thông FPT (SCIC đang nắm 50,16% vốn điều lệ), công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (SCIC đang nắm 46,64% vốn điều lệ).

PV (t/h)

Tin khác

Kinh tế 3 phút trước
(SHTT) - Tình hình nhu cầu thị trường thế giới tăng trong khi nguồn cung hạn chế do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino cũng như sự bất ổn chính trị ở một số khu vực trên thế giới dẫn đến việc giá cả mặt hàng nông sản có chiều hướng tăng mạnh.
Kinh tế 22 giờ trước
(SHTT) - Nền tảng thương mại điện tử Tik Tok Shop, tích hợp trên ứng dụng TikTok, đang phát triển với tốc độ thần tốc; trở thành một trong những nền tảng được sử dụng và được yêu thích nhiều bởi các bạn trẻ thuộc thế hệ gen Z, cụ thể hơn là sinh viên.
Kinh tế 1 ngày trước
Với Trung Quốc và Ấn Độ, doanh nghiệp Việt có thể tận dụng lợi thế có sẵn để chinh phục những thị trường tỉ dân này.
Tin tức 1 ngày trước
Nhiều nhá máy ô tô sử dụng động cơ đốt trong tại Trung Quốc đang đối mặt với 'ranh giới sống còn' khi xe điện lên ngôi.
Tin tức 1 ngày trước
Theo giới chuyên gia, việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong mua bán vàng nhằm phòng chống tình trạng rửa tiền.