SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Nhiều ý kiến trái chiều về 6 tác phẩm bắt buộc trong môn Ngữ Văn THPT

06:34, 15/01/2018
(SHTT) - Bộ GD&ĐT sắp công bố chương trình môn học mới. Theo đó, môn Ngữ văn THPT sẽ chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc. Ngay sau thông tin này, đã có nhiều ý kiến bình luận trao đổi trên các diễn đàn về văn học.

 Trao đổi với PV Thanh Niên, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình (CT) giáo dục phổ thông tổng thể, cho biết đến thời điểm này, CT các môn học đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở góp ý của nhiều chuyên gia, giáo viên.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết trong CT THPT chỉ còn 6 tác phẩm văn học bắt buộc gồm: bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Điểm khác biệt nhất so với các CT trước đây là môn ngữ văn lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học, để lựa chọn nội dung dạy học.

Ngay sau khi thông tin này được công bố, đã có nhiều ý kiến bình luận trao đổi trên các diễn đàn về văn học.

binh-ngo-dai-cao-1515764134064

Bình ngô đại cáo, một trong 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình môn Ngữ văn mới. (Ảnh: Internet) 

'Chí Phèo' không là tác phẩm bắt buộc?

Chủ đề: “Tại sao Chí Phèo không là tác phẩm bắt buộc của chương trình mới?” thu hút hàng trăm bình luận trên một diễn đàn văn học. Theo Zing.vn

Người có tài khoản Nguyễn Ngọc Ánh nêu quan điểm chương trình này còn thiếu những tác phẩm kinh điển của văn học Việt. Khi bị bỏ đi, học sinh không có cơ hội hiểu sâu sắc những tác phẩm này.

Bạn Trương Ngọc Minh Thư viết cô lười học Ngữ văn, nhưng riêng với tác phẩm Chí Phèo, nữ sinh lắng nghe giáo viên giảng, đọc đi đọc lại mọi khía cạnh của bài.

“Không phải vì tác phẩm Chí Phèo hay mà vì thật từng câu chữ, lối hành văn, khiến con người day dứt và tiếc thương cho một nhân vật, lên án thẳng thắn xã hội phong kiến… Văn học là cách vẽ nên cuộc đời một cách chân thực nhất. Một tác phẩm 'rất đời' bị bỏ đi, buồn thật sự vì Chí Phèo không còn là tác phẩm bắt buộc”, nữ sinh viết.

'Tìm đâu ra con người cá nhân với cả vẻ đẹp và góc tối'

Trong khi đó, trên trang cá nhân của mình, TS Trịnh Thu Tuyết – một giáo viên dạy Văn tại Hà Nội đã đưa ra quan điểm, góp ý về Dự thảo chương trình Ngữ văn mới và nhận được nhiều sự đồng tình.

Theo cô Tuyết, quan sát 6 tác phẩm bắt buộc, có thể thấy nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại hình như chưa thật cân đối.

Trong số 6 tác phẩm bắt buộc thì ngoại trừ Truyện Kiều, 5 tác phẩm còn lại đều phản ánh tinh thần quật cường, bất khuất, ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt trong và sau những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Đọc chương trình, thấy tự hào về truyền thống ngàn năm bất khuất, mà vẫn không khỏi băn khoăn: "Cả 5 tác phẩm đều mang cảm hứng sử thi, hướng về vận mệnh cộng đồng, ca ngợi những phẩm chất cộng đồng, phản ánh những nỗi đau và vẻ đẹp cộng đồng...

Vậy, học sinh tìm đâu cái đời thường bình dị, nhọc nhằn, đa đoan đa diện của cuộc sống nhân sinh thế sự, tìm đâu con người cá nhân với cả vẻ đẹp, góc tối khuất và những nỗi đau?”- TS Trịnh Thu Tuyết đặt câu hỏi.

Cũng theo TS Tuyết, 6 tác phẩm được chọn phần lớn đều thể hiện cảm hứng yêu nước và khuynh hướng sử thi sâu đậm. Học sinh sẽ chủ yếu được bồi dưỡng lòng yêu nước hơn là những phẩm chất còn lại như chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm... như mục tiêu đề ra.

Sự khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục sẽ càng đặt ra rõ hơn nếu giả thiết một vài nhóm tác giả viết sách giáo khoa lựa chọn những tác phẩm khác nhau để đưa vào chương trình cũng thiên về một hướng cảm hứng hoặc thể loại, hoặc giai đoạn văn học nào đó.

Từ đó TS Tuyết đưa ra kiến nghị: Nên chăng cần phác họa gương mặt tinh thần của dân tộc đầy đặn hơn ngay trong những nét khái lược nhất của các tác phẩm bắt buộc?

Linh Lan (t/h)

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 9 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.