SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Cần làm rõ vai trò của Phạm Công Trung trong đại án VNCB

14:32, 13/01/2018
Dễ nhận thấy câu trả lời của Phạm Công Trung tại phiên thẩm vấn tại tòa sáng nay 13/11 khá trơn tru. Tuy nhiên, ngay trong câu trả lời của ông Trung đã cho thấy người này đứng phía sau vai trò rất lớn trong vụ án.
can-lam-ro-vai-tro-cua-pham-cong-trung-trong-dai-an-vncb
Hình ảnh ông Phạm Công Trung trong phiên tòa sáng nay

67 hợp đồng ‘khống’, rút 4.700 tỷ từ BIDV

Ngày 13/1, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank) và 44 người khác về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Để làm rõ hành vi của các đồng phạm, trợ giúp cho Phạm Công Danh, Hội đồng xét xử đã triệu tập Phạm Công Trung – em trai của Phạm Công Danh trả lời thẩm vấn tại tòa.

Theo lời khai của Phạm Công Trung trong năm 2013 – 2014, Trung làm giám đốc Công ty xây dựng Việt Trung. Đến ngày 16/7/2014, ông Trung được anh trai là bị cáo Phạm Công Danh ủy quyền giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh.

Tuy nhiên khi tòa đặt câu hỏi thời điểm được bàn giao chức vụ Tổng giám đốc Thiên Thanh, ông Phạm Công Danh bị bắt giam chưa? Phạm Công Trung trả lời đã bị bắt.

Khi tòa “vặn lại” thời điểm đó Phạm Công Danh chưa bị bắt, Phạm Công Trung xin lỗi và xác nhận lại thời gian giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh từ tháng 11/2014.

Phạm Công Trung khai: Từ năm 2012, ông Trung làm Phó giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB). Liên quan tới gói 4.700 tỉ đồng vay từ BIDV, ông Trung nói “không được HĐTV và ban tổng giám đốc mời tham gia”.

Sau khi Phạm Công Danh bị bắt, ông Trung xin nghỉ việc.

Trả lời về hoạt động của Công ty xây dựng Việt Trung, ông Phạm Công Trung cho biết doanh nghiệp này thành lập năm 2007, ông Trung giữ vai trò Chủ tịch HĐQT, Giám đốc.

Điểm đáng lưu ý trong vụ án, để lập hồ sơ vay số tiền 4.700 tỉ đồng, Phạm Công Danh đã lập 67 hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng khống ký giữa 12 công ty với các đối tác khác. Trong 67 hợp đồng này, trong đó có 4 hợp đồng của Công ty Việt Trung (do Phạm Công Trung làm giám đốc) ký với các đối tác.

Bản thân Phạm Công Trung cũng xác nhận việc công ty Việt Trung ký mua vật liệu xây dựng sắt thép, xi măng để làm siêu thị từ công ty Nhất Nhất Vinh (một trong các công ty được Phạm Công Danh lập ra) với trị giá 24 tỷ đồng.

Phạm Công Trung cho rằng: “Không rõ tại sao có hợp đồng, không ký, không chỉ đạo”. Tuy nhiên, sau đó, Trung thừa nhận: Không ký trực tiếp mà ủy quyền cho Tuấn (người gọi ông Trung là cậu) ký kết.

Đưa người đi làm giám đốc, nhưng khai “không biết”

Tại phiên tòa sáng 13/1, Phạm Công Trung khai không biết Phạm Công Danh “nhờ bảo vệ làm giám đốc”.

Điều này hoàn toàn mâu thuẫn bởi theo lời khai của lái xe, bảo vệ được thuê làm giám đốc thì chính Phạm Công Trung là đưa họ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng ký kinh doanh.

Đặc biệt, giám đốc các công ty của Phạm Công Danh liên quan đến việc lập hồ sơ khống để vay tiền tại VNCB, Sacombank, Tienphongbank và rút tiền từ VNCB cũng khai Phạm Công Trung là người trực tiếp nhờ họ đứng tên làm giám đốc và lấy thông tin của họ, đưa họ đi ký thủ tục để thành lập doanh nghiệp.

Chắc chắn với những người lao động như lái xe, bảo vệ không thể biết được quy trình thành lập doanh nghiệp cũng như hồ sơ giấy tờ mà phải có người am hiểu, dẫn dắt người đó không ai khác là Phạm Công Trung.

Tuy nhiên khai ở phiên tòa sáng nay, Trung lại tỏ ra “ngây thơ” cho rằng: “Không đưa đi, chắc có nhầm lẫn”.

Trong vụ án trên rất nhiều người ngây thơ, tin tưởng vào anh em Phạm Công Trung, Phạm Công Danh mà chịu cảnh tù tội. Điển hình như Nguyễn Tấn Thành, được nhờ đứng tên giám đốc Công ty Thành Trí; Trần Thanh Tùng, được nhờ đứng tên giám đốc Công ty Thanh Quang; Nguyễn Hữu Duyên, được nhờ đứng tên giám đốc Công ty Quang Đại…

Theo cơ quan điều tra, Phạm Công Trung có vai trò rất lớn, giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh. Chính vì vậy, ngày 30/3/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có lệnh khởi tố và bắt giam với Phạm Công Trung nhưng không được sự đồng tình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đến ngày 12/11/2015, Viện kiểm sát chính thức có quyết định không phê chuẩn việc khởi tố với Phạm Công Trung.

Phiên tòa sáng ngày 13/1, Hội đồng xét xử đã triệu tập và thẩm vấn Phạm Công Trung. Buổi thẩm vấn đã làm sáng tỏ khá nhiều tình tiết về sự liên quan của cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng trong đại án này!

Tin khác

Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 20 giờ trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.
Tin tức 1 ngày trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.