SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Johnson & Johnson thu hồi gần 1.000 kính áp tròng vì lý do đặc biệt

06:53, 25/10/2017
(SHTT) - Phía Johnson & Johnson cho hay, nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi lô thứ nhất là do có thể "tìm thấy một sợi lông bàn chải" giữa hộp nhựa giữ thấu kính và giấy phủ nó.

Trong một thông cáo báo chí ngày 23/10, Johnson & Johnson đã tự nguyện thu hồi 3 lô kính áp tròng gồm: ACUVUE OASYS (Số lô: L002QH9); ACUVUE OASYS dành cho loạn thị (số lô: B00GW4Z); ACUVUE OASYS cho chứng loạn thị (số lô: B00HRMG).

Phía Johnson & Johnson cho hay, nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi lô thứ nhất là do có thể  "tìm thấy một sợi lông bàn chải" giữa hộp nhựa giữ thấu kính và giấy phủ nó. 

Đối với các sản phẩm kính áp tròng cho loạn thị, mức độ điều chỉnh thị giác của kính không chính xác, có thể dẫn đến sai lệch, chất lượng hình ảnh không rõ ràng cho người dùng. 

Phía công ty cũng nhấn mạnh: "Điều quan trọng là không có rủi ro về sức khoẻ nào được báo cáo vì những vấn đề này".

thu hoi kinh ap trong

Johnson & Johnson thu hồi gần 1.000 kính áp tròng vì lý do đặc biệt 

Theo thống kê của Johnson & Johnson, tổng cộng có 929 hộp bị ảnh hưởng bởi vụ thu hồi, chiếm 0,03% tổng số sản phẩm được bán kể từ khi được đưa ra thị trường. Việc thu hồi lần đầu tiên được công bố vào thứ bảy kể từ khi tất cả các sản phẩm bị ảnh hưởng được lấy khỏi các cửa hàng quang học.

"Chúng tôi đã có những biện pháp để giúp đảm bảo những vấn đề này không tái diễn. Tính đến hôm nay, chúng tôi đã không nhận được bất kỳ khiếu nại của người tiêu dùng, cũng không nhận được bất kỳ trường hợp tai nạn bất lợi nào liên quan đến những sản phẩm bị ảnh hưởng này ở Singapore", Johnson & Johnson cho biết.

Johnson & Johnson cho biết những ai có sản phẩm bị ảnh hưởng có thể liên lạc với cửa hàng quang học nơi họ mua sản phẩm. Những người mua sản phẩm bị ảnh hưởng bên ngoài Singapore có thể liên hệ với ACUVUE thông qua hotline hoặc email.

Tại thị trường Nhật Bản, tuần trước bốn loại kính áp tròng ACUVUE đã được thu hồi do bị nhiễm độc.

Các sản phẩm bị ảnh hưởng bao gồm: ACUVUE Moisture 1 ngày, ACUVUE OASYS (hàng tuần một lần), ACUVUE Advance (hai tuần một lần) và ACUVUE OASYS cho chứng Tiểu đường (hai tuần một lần).

Johnson & Johnson lý giải, các sợi lông chải kim loại đã được tìm thấy trong thấu kính của một số sản phẩm. Những sản phẩm khác có nồng độ dung dịch không bình thường gây ra kích ứng mắt.

ACUVUE được sản xuất từ tháng 3/2013 và tháng 6 năm nay. Khoảng 30.000 hộp đã được thu hồi tại Nhật Bản.

Ở một diễn biến liên quan, mới đây Tòa phúc thẩm Los Angeles (bang California, Mỹ) đã đảo ngược bản án sơ thẩm trong vụ kiện tập đoàn Johnson & Johnson của một phụ nữ bị ung thư buồng trứng, theo Reuters.

Thẩm phán Maren Nelson của Tòa phúc thẩm Los Angeles khẳng định bản án sơ thẩm yêu cầu hãng Johnson & Johnson bồi thường 417 triệu USD cho bà Eva Echeverria, có nhiều bất hợp lý.

Thẩm phán Nelson giải thích cả hai bên liên quan không cung cấp bằng chứng thuyết phục tại phiên tòa hồi tháng 8, đồng thời nói thêm rằng hành vi sai trái của bồi thẩm đoàn đã được ghi hình trong suốt phiên xử. Trên cơ sở đó, tòa ra phán quyết cho phép hãng Johnson & Johnson yêu cầu phiên tòa mới.

Theo hồ sơ, bà Echeverria, 63 tuổi, cáo buộc Johnson & Johnson đã không cảnh báo người tiêu dùng một cách thỏa đáng về nguy cơ gây ung thư ở sản phẩm phấn bột trẻ em. Bà bị ung thư vì đã dùng phấn bột của hãng này cho vệ sinh cá nhân mỗi ngày từ thập niên 1950 và kéo dài suốt khoảng 40 năm khi bị chẩn đoán ung thư buồng trứng vào năm 2007.

Phản ứng trước phán quyết mới của tòa Los Angeles, ông Mark Robinson - luật sư của bà Echeverria, cho biết sẽ kháng án dù thân chủ đã qua đời, sẽ tiếp túc đấu tranh thay cho mọi phụ nữ bị ảnh hưởng bởi sản phẩm nguy hiểm của Johnson & Johnson.

PV (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.