SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Thuế bia cao ngất: Ly bia 24.000, 12.000 tiền thuế

11:00, 05/11/2017
Đây là kết luận dựa trên kết quả phân tích của CTCP Chứng khoán MB (MBS) sau khi đánh giá 2 công ty bia là Sabeco và Habeco.

Báo cáo ngành bia của MBS mới đây đã đưa ra phân tích về chuỗi giá trị ngành bia. Kết quả này có được từ việc thu thập dữ liệu từ các công ty con, công ty liên kết của Sabeco và Habeco, do 2 công ty này nắm giữ trên 50% thị phần bia Việt Nam, do đó MBS cho rằng dữ liệu thu được từ 2 công ty này có thể đại diện chung cho toàn ngành bia Việt Nam.

Theo như phân tích này, phần thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong chuỗi giá trị này (~41%), và người chịu thuế sau cùng chính là người tiêu dùng bia. Phần thuế tiêu thụ đặc biệt được tính dựa trên giá bán bình quân cho các cơ sở kinh doanh thương mại ngoài tập đoàn, nên dòng bia càng cao cấp thì số thuế tuyệt đối mà người tiêu dùng phải chi ra càng cao. 

thu be

Người tiêu dùng bia phải chịu một khoản thuế quá lớn.  

Ví dụ để rõ hơn, 1 lít bia có giá bán lẻ khi đến tay người tiêu dùng là 24.000 đồng, thì trong đó người dùng phải trả ~8.000 đồng cho nhà máy sản xuất bia, ~3.800 đồng cho khâu phân phối bán lẻ và mức cao nhất là ~12.200 đồng cho cơ quan thuế. Việt Nam nổi lên là một thị trường tiêu thụ bia với tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cao nhờ vào thu nhập tăng trưởng nhanh và dân số trẻ. Người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp hơn.

Từ năm 2012 - 2016, phân khúc sản phẩm bia cao cấp ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trung bình 15% so với mức tăng trung bình 4,8% của phân khúc trung cấp và giá rẻ. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng tiêu thụ bia lớn nhất trên toàn cầu, chiếm 34,8% sau khi vượt khu vực Châu Âu về tiêu thụ bia vào năm 2008.

Theo thứ tự, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là 3 thị trường tiêu thụ bia lớn nhất trong khu vực. Sản lượng tiêu thụ bia lớn nhất tại thị trường Trung Quốc thuộc về 5 công ty với 3 công ty nội địa (China Resources Holdings, Tsingtao Brewery và Beijing Yanjing Brewery) và 2 công ty thế giới (Anheuser – Busch InBev và Carlsberg).

Trong khi người Nhật chỉ tiêu thụ bia nội địa, còn tại thị trường Việt Nam thì 2 công ty có sản lượng tiêu thụ bia lớn nhất là Sabeco và Heineken. Theo đánh giá của MBS, thị trường bia Trung Quốc với sự hiện diện của những người khổng lồ sản xuất bia trong nước sẽ là thị trường cạnh tranh gay gắt, trong khi thị trường Nhật Bản khó xâm nhập và bắt đầu bão hòa.

Do đó, thị trường Việt Nam sẽ là một thị trường hấp dẫn cho các công ty bia trên thế giới đặc biệt với việc bán cổ phần của công ty bia nội địa lớn nhất về thị phần – Sabeco. 

Theo Bizlive

Tin khác

Kinh tế 22 giờ trước
(SHTT) - Ford cho biết quý đầu năm 2024, họ bán được 10.000 xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.