SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Sáng tạo phương pháp học toán mới dành cho người khiếm thị và khuyết tật vận động

07:56, 25/09/2017
(SHTT) - Nhận thấy việc phải tiếp cận với các phương trình, ký tự toán học và diễn đạt chúng bằng giọng nói là một vấn đề rất khó khăn đối với những người khiếm thị và khuyết tật vận động nên nhóm sinh viên người Mỹ đã sáng tạo ra một phương pháp học toán mới, giải quyết những khó khăn trên.

Phương pháp học toán bằng chữ nổi Braille - phương pháp giúp mã hóa từ những phân số cho tới các chương trình lượng giác đã quá quen thuộc với những người khiếm thị. Tuy nhiên phương pháp này không thực sự đáp ứng được nhu cầu của những người vừa bị khiếm thị vừa bị khuyết tật vận động bởi họ cần có khả năng hiểu những phương trình, ký tự toán học và diễn đạt lại chúng bằng giọng nói.

Nhận thấy những nan giải trên trong vấn đề học toán dành cho người khiếm thị và khuyết tật vận động, nhóm sinh viên người Mỹ đã sáng tạo ra một phương pháp học toán hoàn toàn mới. Đặc biệt, người cùng phát triển ra phương pháp trên chính là một cậu sinh viên vừa bị khiếm thị vừa bị khuyết tật vận động, đó là Logan Prickett.

Được biết, Logan Prickett sinh ra tại Ohatchee (Alabama). Vào năm 13 tuổi, Prickett được chụp cộng hưởng từ MRI nhưng sau đó cậu bé đã rơi vào tình trạng hôn mê 12 ngày do các tác nhân tương phản trong phương pháp MRI. Trong khi cả gia đình đều rơi vào tuyệt vọng thì Prickett đã tỉnh lại tuy nhiên cậu không thể đi lại và mất đi phần lớn khả năng vận động, không thể nói, ngay cả việc cất tiếng thì thầm. Nghiêm trọng hơn, Prickett hoàn toàn bị mù. Đối với một cậu bé hiếu động, đó quả thực là một thảm họa. Nhưng trí não của cậu thì vẫn bình thường.

phuong phap hoc toan moi danh cho nguoi khiem thi va khuyet tat van dong

 Sáng tạo phương pháp học toán mới dành cho người khiếm thị và khuyết tật vận động - Prickett và Jordan Price

1 năm sau khi xảy ra sự cố trên, Prickett đã quay lại trường học và đối mặt với rất nhiều khó khăn, một trong số đó là những bài toán cao cấp. Hệ thống chữ nổi Braille không thể giúp được Prickett trong việc đọc giáo trình bình thường.

Năm 2014, khi vào Đại học Auburn ở Alabama (AUM), chuyên ngành tâm lý học, nỗi thất vọng của Prickett lên đến đỉnh điểm: làm sao cậu có thể hoàn thành khóa học tiền vi phân (precalculus) và thống kê nâng cao (advanced statistics), những yêu cầu cần thiết để tốt nghiệp và học lên cao học.

Trong thời điểm đó, Prickett đã gặp một điều phối viên kiêm gia sư STEM, tên là Ann Gully. Cô đã rất cố gắng giúp cậu sinh viên này bằng việc thiết kế những mảnh giấy nhám, cắt ghép thành những con số và biểu tượng, nhằm giúp Prickett tự tìm ra phương pháp học toán cho riêng mình.

Tuy nhiên cô vẫn không thể làm cách nào để giúp Prickett hiểu rõ được những "mê hồn trận" trong toán học. Vì vậy cô đã tìm tới sự giúp đỡ của một sinh viên chuyên nghiên cứu về những mô hình sinh thái học quần thể kiêm gia sư toán, tên là Jordan Price.

Cả ba đã cùng khởi động một phương pháp thử nghiệm và tìm lỗi: trước tiên Price cố gắng diễn đạt một vấn đề đại số, sau đó chia nhỏ thành những “khúc” dữ liệu có thể nghe được, khúc dữ liệu ở đây bao gồm các định nghĩa, giá trị hay những nhân tố liên quan tới vấn đề toán học đang được diễn dịch.

Prickett là người thực nghiệm phương pháp này để cùng phát hiện những điểm còn chưa hợp lý với người khiếm thị. Chẳng hạn, để hiểu một phương trình toán, Prickett có thể nói với Price tìm cách đơn giản hóa hay chia nó thành những phần nhỏ hơn, và mỗi khi thay đổi như vậy Price sẽ soát lại những gì đã được hiệu chỉnh.

Phương pháp này đã mang lại những hiệu quả tích cực đầu tiên khi Prickett giành được điểm A cho môn đại sứ vào năm 2015. Việc chia nhỏ vấn đề giúp cậu sinh viên này có thể tiếp nhận được đầy đủ những hình ảnh trong trí não.

Sau khi nhận thấy hiệu quả của phương pháp trên, nhóm sinh viên đã quyết định sáng lập dự án Logan với mục đích giúp học sinh khiếm thị và những người bị rối loạn khả năng đọc viết có thể được tiếp cận với phương pháp học toán dẫn dắt theo tiến trình PDM.

Năm 2016, họ đã nhận tài trợ 591.622 USD trong 2 năm từ Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation), cho dự án nghiên cứu với sự tham gia của 300 học viên, cả người khuyết tật lẫn bình thường, tại 7 cơ sở giáo dục, gồm 3 trường dành cho người mù. Tuy nhiên bên cạnh việc nhận được những sự ủng hộ thì họ cũng vướng phải nhiều rào cản bởi nhiều ý kiến cho rằng phương pháp này chưa chắc có thể áp dụng với tất cả trẻ em khiếm thị trên toàn nước Mỹ.

Điều này các thôi thúc nhóm sinh viên muốn chứng tỏ phương pháp PDM sẽ hữu dụng với rất nhiều người trên phạm vi lớn. Mục tiêu quan trọng nhất của nghiên cứu này là sử dụng thông tin phản hồi từ phía người học để điều chỉnh, nhằm đưa phương pháp trở nên được ứng dụng rộng rãi hơn, thậm chí hướng tới việc phát triển phần mềm giành cho cả giáo viên lẫn người học. Phương pháp này được kỳ vọng sẽ giảm bớt rào cản giữa môn toán học và những sinh viên bị khiếm thị và khuyết tật.

Hương Mi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Các nhà khoa học ở Trung Quốc mới đây đã phát triển một phương pháp xét nghiệm ung thư mới, mở ra bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế và triển vọng trong việc phát hiện và cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), khoảng hơn 20.000 xe ô tô Hyundai Santa Fe thế hệ mới sẽ bị triệu hồi do hệ thống camera lùi có nguy cơ bị mất hình ảnh hiển thị trên màn hình dẫn đến giảm tầm nhìn của lái xe phía sau và tăng nguy cơ tai nạn.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.