SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Nghiên cứu mới: Sử dụng liệu pháp gene để chữa trị bệnh khiếm thính

06:27, 20/09/2017
(SHTT) - Các nhà khoa học đã có những bước tiến mới trong việc chữa trị cho người khiếm thính khi nghiên cứu thành công liệu pháp gene. Đây được xem là liệu pháp hữu hiệu điều trị bệnh điếc hoặc cải thiện chức năng thính giác ở trẻ em.

Với việc phát triển phương pháp nghiên cứu một protein quan trọng thiết yếu đối với thính giác, các nhà khoa học Mỹ mới đây đã có bước tiến mới trong việc chữa trị cho người khiếm thính bằng liệu pháp gene. Điều này được coi là chìa khóa mở ra hi vọng mới chữa khỏi bệnh cho những người đang gặp phải chứng khiếm thính di truyền.

Cụ thể, trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học trường Đại học Bang Oregon (OSU) nghiên cứu về protein có tên gọi otoferlin nằm ở ốc tai của tai trong.

Theo đó họ nhận thấy nếu những protein này bị đột biến thì bệnh nhân gần như sẽ không nghe được bất cứ âm thanh nào và nó chính là yếu tố liên quan đến chứng khiếm thính bẩm sinh nghiêm trọng.

nghien cuu moi su dung lieu phap gene de chua tri benh khiem thinh

 Nghiên cứu mới: Sử dụng liệu pháp gene để chữa trị bệnh khiếm thính

Sau thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy chức năng của protein này là cấu nối và cảm ứng với canxi. Nghiên cứu phát hiện một đột biến ở otoferlin làm yếu sự liên kết giữa protein này và một khớp thần kinh canxi ở trong tai. Chính sự thiếu hụt về liên kết này là nguồn gốc của chứng khiếm thính liên quan đến protein otoferlin.

Để tìm hiểu cơ chế hoạt động khác nhau giữa otoferlin và một protein cảm biến canxi thần kinh trong não, được gọi là synaptotagmin, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp xét nghiệm phân tử đơn mới. Phương pháp này cho thấy otoferlin dường như chỉ có một chức năng là mã hóa âm thanh trong các tế bào lông cảm biến của tai trong. Vì vậy, những đột biến nhỏ ở protein này cũng khiến bệnh nhân mất thính lực.

Nghiên cứu trên mở ra khả năng chữa trị bệnh mất thính lực liên quan đến otoferlin bằng liệu pháp gene. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm cách cắt ngắn gene này để có kích thước phù hợp mà vẫn đảm bảo tính năng, giúp bệnh nhân khiếm thính có thể nghe được.

Theo các nhà nghiên cứu, bước đột phá này hứa hẹn có thể sớm trở thành liệu pháp hữu hiệu điều trị bệnh điếc hoặc cải thiện chức năng thính giác ở trẻ em. Đây được xem là kết quả đáng khích lệ trong việc nỗ lực điều trị các rối loạn thính giác di truyền đang gây ảnh hưởng đến khoảng 125 triệu người trên toàn thế giới.

Bên cạnh việc khẳng định tính đột phá của nghiên cứu, các nhà khoa học đều thống nhất, cần thêm thời gian, ít nhất khoảng 3 năm nữa, cho việc thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm, trước khi phương pháp này được sử dụng trên người.

Hương Mi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia 2024 với chủ đề 'Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm' mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết trình độ KHCN trong nông nghiệp của nước ta còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng của hai hãng Intel và Lenovo đã không thể xác định được lỗ hổng chưa được khắc phục trong nhiều năm.