SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Sáng chế bàn tay giả cho người khuyết tật của cậu học trò cấp 3

06:42, 17/02/2017
(SHTT) - Bàn tay giả cho người khuyết tật do em Lê Mạnh Trường sáng chế có giá rẻ bất ngờ nhưng vẫn giúp con người thực hiện một số công việc trong sinh hoạt nhờ sử dụng sóng não. Sản phẩm này đã xuất sắc đạt giải Nhất đợt 3 cuộc thi Sáng kiến cộng đồng năm 2016.

Được biết cậu học trò tài năng sáng chế ra sản phẩm thiết thực trên là em Lê Mạnh Trường, học sinh lớp 11A8, trường THPT Bùi Thị Xuân, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đề tài: "Cánh tay giả hỗ trợ người khuyết tật tay điều khiển bằng sóng não" của Trường đã nhanh chóng nhận được sự chú ý lớn và đặc biệt với mức giá khá rẻ, sản phẩm này của em đã xuất sắc đạt giải Nhất, đợt 3 Cuộc thi Sáng kiến cộng đồng năm 2016, do Tạp chí Khám phá, phối hợp với Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ Cơ sở, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức.

sang che ban tay gia cho nguoi khuyet tat a

 Sáng chế bàn tay giả cho người khuyết tật của cậu học trò cấp 3. Ảnh: Nhân vật cung cấp/khampha.vn

Được biết ngay từ nhỏ Trường đã có niềm đam mê to lớn với việc sáng chế, đặc biệt là sáng chế những cánh tay giả bởi em nhận thấy có nhiều người khuyết tật tay đang chịu thiệt thòi và khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống. Bên cạnh đó em cũng nhận thấy rằng hầu hết những phát minh tay giả trên thế giới đều có giá thành rất cao vì vậy em đã bắt tay vào sáng chế ra sản phẩm thiết thực nhưng có giá thành rẻ trên.

Sản phẩm cánh tay giả này được hoạt động nhờ 2 bộ phận chính là cánh tay giả và cảm biến sóng não EEG, hoạt động trên nguyên tắc là các cảm biến EEG sẽ bắt được tín trên vùng da đầu của hàng tỉ tế bào thần kinh do não tạo ra. Sau khi lấy tín hiệu sóng não, cảm biến sẽ truyền tín hiệu cho bộ phận điều khiển dây nối với các ngón tay và làm các ngón tay cử động.

Nhờ vậy mà người khuyết tật có thể sử dụng cánh tay thông minh một cách dễ dàng, tự tin hơn trong cuộc sống và đặc biệt là giá sản phẩm hợp lý.

Người hướng dẫn cho Trường hoàn thành đề tài trên là thầy Lương Đình Dũng. Thầy Dũng cũng cho hay việc sử dụng thiết bị đọc sóng não sẽ không làm ảnh hưởng đến não bộ bởi nguyên tắc hoạt động của cánh tay giả này chỉ là nhận biết sự thay đổi điện trên da đầu người. Tín hiệu từ điện cực trên da đầu người sẽ được các cảm biến sinh học EEG tiếp nhận, đưa vào mạch của thiết bị.

sang che ban tay gia cho nguoi khuyet tat

 Cận cảnh sáng chế bàn tay giả cho người khuyết tật. Ảnh: Nhân vật cung cấp/khampha.vn

Bản nguyên mẫu của đề tài cũng đã được Trường hoàn thành nhưng em vẫn đang tiếp tục nâng cấp thiết bị để mang tới một sản phẩm có đầy đủ chức năng nhất. Hiện tại, sản phẩm này chỉ có thể sử dụng để cầm nắm các vật vừa tay như chai nước, cặp xách với khối lượng vừa phải.

Mức giá sau khi nâng cấp của sản phẩm có thể là 10 triệu đồng và nó rẻ hơn rất nhiều thiết bị khác trên thế giới.

Trường cũng nhận thấy hạn chế lớn nhất của sản phẩm là độ linh hoạt của cánh tay nên em vẫn đang tích lũy kiến thức để tạo ra một sản phẩm tốt nhất.

PV

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã chính thức cấp cho Apple tổng cộng 46 bằng sáng chế. Nổi bật nhất trong số đó là sản phẩm kính thông minh.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.