SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 11/05/2024
  • Click để copy

Na bở: Từ “thất sủng” thành hàng hiếm

13:27, 16/08/2018
(SHTT) – Tại Hà Nội, na bở đột ngột tăng giá lên tới 130.000-160.000 đồng/kg và được lùng mua khắp các chợ.

Trong khi na dai được bày bán ê hề tại chợ với giá chỉ từ 30.000-70.000 đồng/kg thì na bở giá lên tới 160.000 đồng/kg vẫn không có hàng để mua. Dù giá chát nhưng na bở vẫn được lùng mua khắp chợ, không thì phải đặt hàng trước 4-5 ngày để người bán tìm mua giúp.

Theo chân bà Phạm Thị Hoà ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội) đi chợ sáng, chúng tôi đi bộ từ đầu phố tới cuối phố, thấy hàng hoa quả nào cũng ghé vào hỏi xem có na bở không nhưng đều nhận được cái lắc đầu. Vào chợ Đại Từ, bà Hòa cũng lùng mua, may đến hàng hoa quả cuối chợ người bán nói "có đúng 3 quả".

Nhìn 3 quả na bở khá xấu xí, mắt na lại không đều nhưng bà đành đồng ý mua với giá 150.000 đồng/kg. 3 quả na bở cân lên được 9 lạng, tính ra hết 135.000 đồng. Dù giá đắt đỏ nhưng bà Hoà vẫn mừng ra mặt. Bà khoe: "Từ đầu mua na đến giờ, hôm nào đi chợ tôi cũng tìm mua na bở nhưng có đâu. May sao hôm nay mua được 3 quả".

Giá na bở hiện tại dao động từ 130.000-160.000 đồng/kg

tu-1

Giá na bở hiện tại dao động từ 130.000-160.000 đồng/kg 

Cũng có sở thích ăn na bở, song chị Đào Thanh Hương ở Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thừa nhận, mặc dù đã tới mua na thu hoạch rộ nhưng na bở vừa đắt đỏ vừa khó mua.

Ghi nhận của PV, giá na bở thường đắt gấp 2-5 lần na dai. Các chủ hàng cũng cho biết, nguồn cung na bở ở Lạng Sơn bây giờ siêu hiếm, na bở trên thị trường chủ yếu có nguồn gốc từ Thuỷ Nguyên (Hải Phòng).

Chị Nguyễn Thị Vân, một tiểu thương có 10 năm kinh nghiệm bán na tại chợ Đại Từ, kể rằng, vào mùa na, mỗi ngày chị thường bán trên dưới nửa tấn, nhưng tất cả đều là na dai.

"Nhiều người hỏi mua na bở về ăn, song loại này giờ hiếm lắm, mà giá cũng đắt đỏ nữa. Hôm nào mua được ít thì toàn để cho khách đã đặt trước thôi", chị nói và cho biết, giá na bở đắt gấp nhiều lần giá na dai mà dân Hà thành vẫn tranh nhau mua về ăn.

Trong khi đó, anh Trần Văn Nam, chủ một cửa hàng thực phẩm sạch ở Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, na bở giá hiện tại lên đến 160.000 đồng/kg mà cửa hàng anh vẫn không đủ hàng để bán cho khách.

"Khoảng 3 năm nay na bở bắt đầu đắt đỏ, khách đặt mua nhiều nên hàng về đến đâu chỉ đủ trả khách đặt trước đến đó, không có dư bao giờ. Dịp này cũng vậy, cứ 3 hay 5 ngày có một chuyến na bở về, mỗi lần cũng chỉ được trên dưới 1 tạ na, bán vèo cái đã hết sạch", anh Nam cho hay.

Lý giải về chuyện na bở bỗng trở thành hàng hiếm, ông Nguyễn Văn Tiến, chủ một vườn na 1.500 gốc ở Chi Lăng (Lạng Sơn) cho biết, trước kia vùng na chuyên canh ở chỗ ông cũng trồng nhiều na bở song song với na dai. Tuy nhiên, cách đây khoảng 4 - 5 năm, na bở bị các nhà vườn chặt bỏ hết vì khi chín dễ bị nát, rất khó vận chuyển, đặc biệt giá bán lại không được cao như na dai nên thương lái không chuộng mua về bán nên. Chưa kể, nhiều người chê na bở nhiều hạt, khó bóc vỏ hơn vì sát vào thịt; khi nhằn múi na ra khỏi hột cũng khó hơn vì nhiều hạt và hạt dính vào thịt. Thế nhưng, đến giờ thì ngược lại, từ thất sủng na bở bỗng trở thành hàng hiếm, được người dân lùng mua khắp chợ Hà thành với giá vô cùng đắt đỏ.

"Nhà tôi còn 5 cây na bở ngoài góc vườn, hôm trước thương lái vào tận vườn đặt cọc để mua với giá gấp đôi na dai nên tôi bán sạch, không để lại ăn quả nào", ông Tiến nói.

Dự báo, na bở sẽ còn sốt hàng trong thời gian tới.

Kim Dung (t/h)

Tin khác

Kinh tế 2 giờ trước
(SHTT) - Miền núi Thanh Hóa có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP với 111 sản phẩm được công nhận. Để các sản phẩm thực sự phát huy tiềm năng, thế mạnh và trở thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân là bài toán khó.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Ngày 10/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục thay đổi biểu giá vàng miếng, giá mua bán vàng miếng, 89,7 - 92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), lập đỉnh mới.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 được khai mạc vào sáng ngày 9/5 tại Sân vận động thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Cẩm Thủy với nhiều sản phẩm giá trị, sản phẩm OCOP nổi tiếng được bày bán tại phiên chợ được khách hàng lựa chọn.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Tính đến hết tháng 4/2024, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai đánh giá, phân hạng được hơn 12.000 sản phẩm OCOP. Trong đó, TP Hà Nội tiếp tục đứng đầu về số lượng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Kinh tế 3 ngày trước
Thời tiết nắng nóng kéo dài, việc thu mua trái cây cũng trở nên khó khăn khi lượng hàng hóa khan hiếm.