SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Cuộc đại khủng hoảng của Facebook và TwitterHoREA kiến nghị "mở van" tín dụng bất động sản

09:15, 28/09/2018
(SHTT) - Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, việc áp dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn là chưa phù hợp với thực tiễn và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ổn định của thị trường bất động sản hiện nay.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn trong năm 2019.

anh1 (3)

 Khi các ngân hàng hạn chế cho vay BĐS dẫn tới doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng khó tiếp cận được nguồn vốn.

Theo HoREA, thực hiện Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn đã có những tác động rất lớn. Các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư và người tiêu dùng trên thị trường bất động sản đã khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng ngay từ đầu năm 2018, do các tổ chức tín dụng đã dần hạn chế tín dụng bất động sản.

Căn cứ diễn biến thực tế của thị trường bất động sản 09 tháng đầu năm 2018, và dự báo tình hình thị trường năm 2019, Hiệp hội nhận thấy quy định kể từ ngày 01/01/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ còn được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn kể từ ngày 01/01/2019 là chưa cần thiết và chưa phù hợp với thực tiễn và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ổn định của thị trường bất động sản.

Hiệp hội đưa ra những lý do như: Thứ nhất, doanh nghiệp bất động sản hoạt động kinh doanh cần nguồn vốn trung hạn, dài hạn. Việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan.

Thứ 2, thị trường bất động sản bị sụt giảm mạnh trong 09 tháng đầu năm 2018 cả về nguồn cung dự án, sản phẩm và cả về giao dịch trên tất cả các phân khúc thị trường. Bên cạnh đó, đã xuất hiện những cơn sốt ảo cục bộ giá đất nền, đất nông nghiệp, đất phân lô trái phép tại một số khu vực trong cả nước đã hút một nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn xã hội không nhỏ, đã tác động tiêu cực đến thị trường.

Thé 3, tăng trưởng tín dụng 08 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 9% chỉ bằng hơn một nửa so với chỉ tiêu 17% cả năm 2018. Tăng trưởng tín dụng bất động sản rất thấp, chỉ đạt 4,55% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 03 năm gần đây;

Thứ 4, ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 02/08/2018 chủ trương: "Không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt); Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản", nên trên thực tế, các ngân hàng khó còn "room" tín dụng để cho vay bất động sản.

Trước đó, thực hiện Thông tư 36/2014/TT-NHNN và các Thông tư liên quan quy định: Năm 2016, được sử dụng tối đa 60% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn; Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 150%.

Năm 2017, được sử dụng tối đa 50% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn; Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.

Năm 2018, được sử dụng tối đa 45% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn (Do Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 đã điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ này phù hợp với tình hình của thị trường mà nếu không điều chỉnh thì phải về mức 40% theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN); Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.

Khoản 17 Điều 1 Thông tư 19/2017/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung Điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN) quy định kể từ ngày 01/01/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn; Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.

Theo HoREA, lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn đối với lĩnh vực bất động sản đã mang lại những tác động rất lớn đến thị trường.

Mặt tích cực là đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nguồn vốn huy động từ khách hàng. Về phía các ngân hàng buộc phải cơ cấu lại nguồn vốn huy động bền vững hơn theo hướng tăng tỷ lệ huy động trung hạn, dài hạn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư và người tiêu dùng trên thị trường bất động sản đã khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng ngay từ đầu năm 2018, do các tổ chức tín dụng đã dần hạn chế tín dụng cho lĩnh vực này.

Thu Hiền

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt kim ngạch hơn 15 tỷ USD tính tới ngày 15/4.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.
Kinh tế 1 ngày trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều người chọn đi du lịch hoặc về quê thăm gia đình. Các thú cưng như chó, mèo thường không thể đi theo cùng chủ nên dịch vụ trông giữ chó mèo đã trở nên đắt khách trong dịp này.
Kinh tế 1 ngày trước
Masan ghi nhận doanh thu hợp nhất ở mức 18.855 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong đó, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ở mức 69,7%.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Ford cho biết quý đầu năm 2024, họ bán được 10.000 xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.