SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Mạnh tay với mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả trước Tết Nguyên Đán

07:19, 24/11/2016
Với tình trạng buôn bán thực phẩm giả, kém chất lượng đang diễn ra phức tạp. Bộ Y tế cùng Ban chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu gian lận thương mại hàng giả (Ban chỉ đạo 389) đã lên kế hoạch “truy quét” hàng giả trước tết.

 Tại cuộc họp giữa Bộ Y tế và Ban chỉ đạo 389 chiều 23.11, ông Trần Hùng - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 - cho biết, nhiệm vụ chống buôn lậu hàng giả các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm nhất. Bởi lẽ, đây là các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Thủ tướng đã ban hành Nghị quyết nhằm tập trung giải quyết vấn nạn hàng giả. 

manh tay voi thuc pham chuc nang gia truoc tet

Mạnh tay với mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả trước tết Nguyên Đán 

Nói về thực trạng sản xuất thực phẩm chức năng giả hiện nay, ông Trần Hùng cho rằng, mặt hàng này dễ bị làm giả nhất và việc quản lý còn nhiều bất cập. Mới đây, tại Hà Nội, các cơ quan chức năng đã đồng loạt kiểm tra 6 địa điểm sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH thương mại SLIM HMN Việt Nam và thu giữ một lượng lớn thực phẩm chức năng làm giả cùng hàng ngàn tem, nhãn mác và dụng cụ đóng gói sản phẩm Việt Nam. Lực lượng chức năng đã tạm giữ một số lượng lớn thực phẩm chức năng cùng hàng ngàn tem, nhãn mác và dụng cụ đóng gói sản phẩm.

 “Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm có thương hiệu đã than trời than đất vì sản phẩm của mình vừa ra mắt đã bị làm giả, làm nhái”, ông Hùng nói. Ông cũng thẳng thắn chỉ ra vấn đề bất cập hiện này là khâu quản lý thực phẩm chức năng còn có sự chồng chéo và lỏng lẻo giữa các cơ quan từ khâu cấp phép đến kiểm tra trong quá trình sản xuất, giám định đưa ra thị trường. Thậm chí, nhiều địa phương còn bao che cho cơ sở sản xuất. “Trong quá trình đi kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, có những nơi nhếch nhác đến nỗi tôi không thể nào tin được đó lại là cơ sở sản xuất các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người”, ông Hùng cho biết.

TS. Lê Văn Giang - Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cũng - cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2016, các đoàn kiểm tra liên ngành của 63 tỉnh thành đã kiểm tra 345.106 cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng và phát hiện 56.978 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 16,51%. Cơ quan chức năng đã xử lý 13.307 cơ sở, trong đó phạt tiền 8.920 cơ sở với số tiền phạt hơn 26 ngàn tỉ đồng. 145 cơ sở phải đình chỉ hoạt động, đình chỉ lưu hành 133 loại thực phẩm; 606 cơ sở có nhãn phải khắc phục, 3.260 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 4.087 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng...).

Ông Trần Hùng cho rằng, một thực tế đáng buồn hiện này là lòng tin của người tiêu dùng vào các cơ quan chức năng đang giảm sút nghiêm trọng. Người dân hoang mang vì không biết tin dùng mặt hàng nào. Do đó, trong khi Bộ Y tế quyết tâm “tiêu diệt” hàng giả thì việc xử phạt cơ sở vi phạm cần phải nghiêm minh hơn, không để cơ sở tái phạm, tránh tình trạng “bắt cóc bỏ dĩa”. Bên cạnh đó, cơ sở vi phạm cần phải được bêu tên công khai trên báo đài để không xảy ra tình trạng “chạy án” như trước đây. Ông cũng yêu cầu Cục An toàn Thực phẩm phải duyệt các quảng cáo thực phẩm chức năng, không thể có những quảng cáo tràn lan và phóng đại trên sóng truyền hình,  báo chí.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài các mặt hàng thực phẩm thì Bộ Y tế sẽ tập trung vào nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng -mặt hàng dễ bị làm giả nhất. Ông đề nghị các đơn vị thuộc Bộ xây dựng bản kế hoạch cụ thể để “truy quét” hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng; thành lập tổ công tác; quán triệt cán bộ phải có ý thức trách nhiệm hơn trong việc chống hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Riêng hai địa bàn trọng điểm là TPHCM và Hà Nội cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, thông tin lẫn nhau và tránh quản lý chồng chéo mà lỏng lẻo. Cục Quản lý Dược cần rà soát lại quy tình cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất, phân phối dược phẩm, xử lý nghiêm những cơ sở có vi phạm.

Theo Lao Động

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Liên kết hữu ích