SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Giật mình nông sản Trung Quốc "sang xe" là thành hàng Đà Lạt

10:41, 10/12/2017
(SHTT) - Theo đó, rau, các thương lái thường chọn đúng thời điểm mặt hàng nông sản như khoai tây hay bông cải Đà Lạt hết mùa vụ, thị trường khan hiếm, cần hàng hóa thì sẽ nhập hàng Trung Quốc về, đội lốt hàng Đà Lạt và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Sáng 9/12, Hội thảo Các giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản thực phẩm đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Tại đây, ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc kiểm soát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc rau Lâm Đồng còn gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, mỗi năm Lâm Đồng cung ứng ra thị trường khoảng 2 triệu tấn rau, trong đó 50% được đưa về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Tuy nhiên, trong tổng số 2 triệu tấn đó chỉ có 20% được truy xuất nguồn gốc và chứng nhận rau an toàn.

Theo ông Huỳnh Ngọc Hải, từ 2015 đã xây dựng thương hiệu rau, hoa của Lâm Đồng; đến 2020 Lâm Đồng sẽ là địa chỉ cung cấp rau, hoa cho Hàn Quốc, Nhật và một số thị trường Bắc Á. 

Theo đó, rau, hoa của Đà Lạt sẽ được gắn logo thương hiệu Đà Lạt. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu này gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt càng phức tạp hơn vì tình trạng hàng nông sản Trung Quốc giả thương hiệu Đà Lạt. 

rau-qua 1

Giật mình nông sản Trung Quốc "sang xe" là thành hàng Đà Lạt. Ảnh minh họa

Cụ thể, theo ông Hải, nếu trước đây muốn biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt, bán với giá cao, đánh lừa người tiêu dùng, thương lái thường trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc. Hiện nay thủ đoạn đã thay đổi, khoai tây Trung Quốc chở từ biên giới phía Bắc, chạy qua Lâm Đồng, có giấy tờ đầy đủ được xé bao bì, nhãn mác Trung Quốc gắn nhãn mác Đà Lạt sau đó chuyển sang xe mang biển số Lâm Đồng và chở về các chợ đầu mối ở TPHCM, hợp thức hóa thành khoai tây Đà Lạt. Việc này khiến chính người kinh doanh ở chợ cũng nhầm tưởng là hàng từ Đà Lạt về.

Ngoài khoai tây thì mặt hàng rau cũng gặp tình trạng tương tự. Một số loại rau, mà nhất là bông cải Đà Trung Quốc được vận chuyển bằng máy bay về Đà Lạt, bốc dỡ xuống xe biển số Đà Lạt rồi mới chở về TP HCM tiêu thụ.

Theo ông Hải, các thương lái thường chọn đúng thời điểm mặt hàng nông sản như khoai tây hay bông cải Đà Lạt hết mùa vụ, thị trường khan hiếm, cần hàng hóa thì sẽ nhập hàng Trung Quốc về, đội lốt hàng Đà Lạt và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Để ngăn chặn tình trạng này, ngoài việc tăng cường kiểm tra, quản lý, ông Hải cho biết tỉnh Lâm Đồng đã thí điểm, chi ra 500 triệu đồng đóng khoai tây Đà Lạt vào những túi lưới, trọng lượng 5kg, có bao bì, nhãn mác truy xuất nguồn gốc để đưa ra thị trường. Tuy nhiên, biện pháp này không khả thi bởi khi đưa về TPHCM nói riêng hay ra thị trường nói chung tiêu thụ người tiêu dùng không đón nhận bởi họ không có nhu cầu mua một lúc số lượng lớn như vậy. Trong khi đó, nếu đóng gói trọng lượng nhỏ hơn thì phát sinh thêm nhiều phi phí.

Ông Hải cho rằng, việc kết nối cung cầu và truy xuất nguồn gốc thực phẩm là câu chuyện dài, cần tính tới, triển khai các giải pháp căn cơ chứ các biện pháp hiện tại chỉ là giải pháp tình thế.

Thu Thủy (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.