SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Đường dây nóng "bảo vệ trẻ em" sắp ra mắt.

13:42, 23/09/2017
(SHTT) - Đây là thông tin được bà Nguyễn Thị Nga – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội) cho biết tại buổi họp báo thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác lao động, người có công và xã hội 9 tháng đầu năm 2017 vừa được tổ chức.

Theo đó,  “Số 111 đã được chọn là số tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em. Dự kiến, tổng đài sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2017. Trong thời gian trước khi tổng đài hoạt động, số 18001567 vẫn được dùng là số đường dây nóng bảo vệ trẻ em”

Theo bà Nguyễn Thị Nga, Bộ Thông tin & Truyền thông vừa có văn bản gửi Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội chính thức thông báo về việc cấp số điện thoại tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em với 3 số 111. Đây là số dùng chung, dịch vụ toàn quốc 24/24.

Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm quản lý, khai thác các tổng đài điện thoại sử dụng số dịch vụ gọi tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em; chủ trì, phối hợp với các DN viễn thông có liên quan để đưa số dịch vụ này vào sử dụng, đồng thời thông báo, hướng dẫn cho người sử dụng dịch vụ viễn thông về việc sử dụng số dịch vụ này.

2

Với 3 số đơn giản, dễ nhớ, tổng đài điện thoại quốc gia sẽ góp thêm một kênh thông tin bảo vệ trẻ . Ảnh minh họa 

Các DN viễn thông có trách nhiệm phối hợp với Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong việc thực hiện kết nối, khai báo, định tuyến cuộc gọi đến số dịch vụ 111 về tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo đúng quy định của pháp luật về viễn thông.

Theo Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Nga: “Năm 2004, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã thành lập đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em “Phím số diệu kỳ -18001567”. Sau 13 năm hoạt động, đầu số này đã tiếp nhận trên 2,5 triệu cuộc gọi trên phạm vi cả nước. Qua hoạt động của đường dây đã tư vấn cho trẻ em và gia đình về việc thực hiện quyền trẻ em. Đồng thời thực hiện việc kết nối với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác để can thiệp và hỗ trợ trẻ em trong các trường hợp cần thiết. Tuy nhiên qua khảo sát, đường dây nóng với nhiều số nên khó nhớ, nhất là với trẻ em. Vì vậy khó có thể gọi điện thông báo kịp thời khi xảy ra tình huống khẩn cấp”.

Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1/6/2017 đã quy định Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

“Dự kiến khoảng tháng 12 năm 2017, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em sẽ chính thức đi vào hoạt động. Tổng đài Hà Nội sẽ trực tiếp kết nối, xử lý thông tin 28 tỉnh khu vực phía Bắc. Tổng đài Đà Nẵng giải quyết cho cuộc gọi đến từ 16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, còn tổng đài An Giang xử lý cuộc gọi tư vấn cho 19 tỉnh, TP khu vực phía Nam. Người dân, trẻ em khi gọi điện đến tổng đài sẽ được miễn phí cuộc gọi, phí tư vấn. Cước phí này sẽ do Bộ LĐ-TB&XH chi trả từ nguồn ngân sách Nhà nước”, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Nguyễn Thị Nga thông tin.

Với 3 số 111 đơn giản, dễ nhớ, các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan LĐ-TB&XH các cấp, hoặc cơ quan công an các cấp, hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc. Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.Trong trường hợp cần thiết, cơ quan công an cấp xã phải phối hợp với tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để hỗ trợ việc can thiệp khẩn cấp.Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em có trách nhiệm giới thiệu, kết nối các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp cần thiết trong trường hợp cấp tỉnh không có dịch vụ hoặc theo đề nghị của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.

Bắc Hiệp (t/h)

Tin khác

Tin tức 22 phút trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 23 phút trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 58 phút trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 59 phút trước
(SHTT) - Sáng nay (26/4), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Xô diễn ra Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.
Tin tức 59 phút trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.