SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 17/03/2024
  • Click để copy

Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên ký tên lên tranh đấu giá là vi phạm bản quyền?

13:54, 15/10/2018
(SHTT) - Vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên ký tên lên bức tranh quý giá của một họa sĩ nổi tiếng đang gây ra nhiều luồng tranh cãi trái chiều. Nhiều họa sĩ còn cho biết việc ký tên lên tranh còn làm thay đổi nguyên bản bức tranh, vi phạm bản quyền.

Sáng 14/10, trên trang cá nhân của anh Nguyễn Đức Bình, Phó Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, chuyên gia nghiên cứu mỹ thuật chia sẻ một số hình ảnh các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam cùng một bức tranh. Đặc biệt, ở đây có hình ảnh Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên ký tên lên tác phẩm nghệ thuật. Kèm với đó, nhà nghiên cứu bình luận với ý chia vui cùng hoạ sĩ Hứa Thanh Bình (tác giả bức tranh ) vì bán được tranh nhưng cũng bức xúc vì hành động anh cho là “thiếu văn hoá” của các nghệ sĩ.

Theo tìm hiểu, đây là bức tranh có tên “Advancement” do hoạ sĩ Hứa Thanh Bình sáng tác. Bức tranh được đấu giá trong đêm nhạc và đấu giá quyên góp giúp đỡ diễn viên Lê Bình, Mai Phương chữa ung thư phổi cũng như ủng hộ đồng bào lũ lụt tổ chức tại TP.HCM hồi tháng 8 vừa qua.

dam vinh hung le quyen ky ten len tranh dau gia

 Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên ký tên lên tranh đấu giá là vi phạm bản quyền?

Họa sĩ Hứa Thanh Bình là một tên tuổi nổi tiếng trong giới hội họa Việt Nam. Những tác phẩm của ông có giá trị lớn và được yêu mến. Thế nên, ngay cả chữ ký của ông trong mỗi tác phẩm cũng đã có giá trị riêng. Vì vậy, trước những hình ảnh Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên ký lên mặt trước của tranh, giới hội họa TP HCM càng bức xúc.

Họa sĩ Siu Quý, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP HCM, viết trên trang cá nhân: "Các nghệ sĩ showbiz ký tên lưu niệm lên mặt trước một tác phẩm hội họa. Họ đang bán đấu giá bức tranh hay bán đấu giá chữ ký? Thật đau lòng với cách ứng xử văn hóa của các nghệ sĩ làm văn hóa".

Phản hồi dưới các bài chia sẻ này, giới họa sĩ và người yêu hội họa đều cho rằng hành động ký lên tranh đồng nghĩa với phá hoại bức tranh. Một khán giả hội họa cho biết: "Người duy nhất được quyền ký tên lên một bức tranh là họa sĩ, tác giả của bức tranh đó. Và chữ ký cũng được họa sĩ tính toán sao cho không phá hỏng bố cục tranh mà trở thành một phần của bức tranh, có ý đồ nghệ thuật riêng".

dam vinh hung le quyen ky ten len tranh dau gia 1

 

Trước vụ việc này, đạo diễn Trần Lực chia sẻ trên trang cá nhân: "Chả nhẽ không có ai ở đó nhắc nhở các em í rằng thì là, tranh của người ta, là tác phẩm nghệ thuật đấy chứ có phải là poster quảng cáo đại nhạc hội đâu mà ký với viết tên mình vào đó.

Cũng chả trách các em í được bởi các em í công tác bên âm nhạc chứ có phải công tác bên hội hoạ đâu mà biết được rằng, bức tranh là tác phẩm nghệ thuật của hoạ sỹ, mọi sự viết vẽ bôi thêm vào đều có thể bị kiện vì tội phá hoại tài sản, tội xâm phạm bản quyền, tội...

Chán cho các ông họa sĩ, các ông ở đó mà chả nhắc khẽ các em í tí, thì có phải là... Thế là xong đời một tác phẩm nghệ thuật! Chán!".

Chia sẻ với VietNamNet nhà điêu khắc, hoạ sĩ Phạm Sinh cho rằng, sự việc xảy ra cần có độ lùi để nhìn nhận thấu đáo vấn đề. Mục đích của bán tranh là tích cực, người mua có thiện chí, và muốn thể hiện dấu ẩn của mình. Tuy nhiên, cách bộc lộ lại khác biệt với quan niệm của phần đông về tác phẩm nghệ thuật.

“Về mặt pháp lý, khi họ đã mua bức tranh đó, họ có toàn quyền định đoạt với tác phẩm đó. Nhưng để có văn hoá hơn, đơn vị tổ chức có thể trao chứng nhận ghi danh 2 ca sĩ đó đã đấu giá thành công, đính kèm sau bức tranh, cũng là cách thể hiện sự sở hữu. Hoặc hành động có thể tạm chấp nhận là 2 ca sĩ có thể ký chữ vô cùng nhỏ dưới chữ ký của tác giả, nó sẽ không huỷ hoại bố cục bức tranh, bức tranh không bị lem nhem”, hoạ sĩ Phạm Sinh chia sẻ.

dam vinh hung le quyen ky ten len tranh dau gia 2

 

Trong khi đó, hoạ sĩ Lê Thiết Cương cho rằng, hành động tự ký vào tranh, lại ký to thực sự là hành động “vô văn hoá”. Nhưng ông cũng cho rằng, có thể bản thân các ca sĩ đó vô tâm, vô tình chứ không có ý thể hiện gì.

“Tôi nghĩ đó là hành động vô tình, không để ý gì. Chứ về pháp lý, kể cả đấu giá thành công, thì việc ký vào tác phẩm là đã làm thay đổi nguyên bản bức tranh. Làm như vậy là tham gia vào tác phẩm. Khi sở hữu bức tranh, người sở hữu có thể mang về treo đâu cũng được, có thể cho tặng, ký tên vào là vi phạm luật bản quyền. Nói chung, cả văn hoá và pháp lý, hành động của 2 ca sĩ này đều sai”, hoạ sĩ Lê Thiết Cương cho hay.

Người trong cuộc nói gì?

Trước những ý kiến chỉ trích của dư luận, những ý kiến trái chiều trên, Mr. Đàm cho biết: “Chủ nhân của bức tranh đó đã yêu cầu anh em ký vào để làm kỷ niệm. Thiết nghĩ khi mình đã bán cho ai một vật gì đó thì chủ nhân mới hoàn toàn có quyền hạn với món đồ đó".

Ca sĩ Vũ Hà, một trong những người tham gia đêm nhạc từ thiện tối ngày 30/8 và cũng ký tên trên bức tranh thì chia sẻ: "Sự thật không như những gì mọi người thấy. Khi bức tranh đã được bán đấu giá xong, người mua đề nghị các anh chị em nghệ sĩ trong đêm nhạc ký tên lên để làm kỷ niệm".

Vân Hà (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Nvidia, một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo, đã bị ba tác giả kiện về việc sử dụng các sách có bản quyền của họ mà không xin phép. Nvidia sử dụng các tác phẩm này để huấn luyện nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) NeMo., nhưng sau đó bị gỡ bỏ do vi phạm quyền SHTT.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple thông báo sẽ vô hiệu hóa tính năng giám sát lượng oxy trong máu trên hai mẫu Apple Watch phổ biến nhất, nhằm tuân thủ quyết định của tòa án yêu cầu phục hồi lệnh cấm bán hàng sau một tranh chấp về bằng sáng chế.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mạng xã hội X (tiền thân là Twitter) do Elon Musk sở hữu, đã thắng hầu hết các vụ kiện của 17 nhà xuất bản âm nhạc với cáo buộc nền tảng này vi phạm quyền SHTT trên gần 1.700 bài hát bằng cách cho phép người dùng đăng tải âm nhạc trực tuyến mà không có sự câp phép bản quyền.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Đối với các công ty khởi nghiệp, việc có thể bảo vệ tốt các tài sản trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, 3 công dân Trung Quốc đã bị tòa án nước này tuyên án tù treo do có hành vi vi phạm Luật Bản quyền. Theo đó, các đối tượng này đã vận hành 1 trong những website lậu lớn nhất chuyến đăng lại các phim anime Nhật khi chưa được cấp phép.