SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Những thói quen độc hại khi sử dụng chảo chống dính mà ai cũng đã từng mắc phải

09:31, 12/01/2019
(SHTT) - Chảo chống dính là một vật dụng nhà bếp rất quen thuộc bởi sự hỗ trợ của nó đối với công tác nội trợ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chiếc chảo này đúng cách và an toàn.

 Theo chuyên gia Nguyễn Mộc Lan, các chất như teflon có nguồn gốc từ polyme Polytetrafluoroethylene PTFE có trong chảo chống dính không hề có lợi cho sức khỏe của con người.

Thông thường, khi chất này ngỉ ở nhiệt độ phòng sẽ không gây hại nhưng khi đốt nóng 300-500oC thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp khói chứa các Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride. Đây là những chất độc làm con người tức ngực, khó thở, có thể gây ung thư và sảy thai. Nếu sử dụng hàng ngày chất PFOA sẽ làm tăng nồng độ triglyceride trong cơ thể, dẫn đến chứng đau cơ tim, đột quỵ, giảm chức năng của hệ miễn dịch.

chao_chong_dinh

 

Nguy hiểm hơn, chất PFOA có trong nồi, chảo chống dính sẽ khiến thận trở nên suy yếu. Chất chống dính còn làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể khi sử dụng chúng vào các công việc nấu nướng thường xuyên.

Vấn đề sinh sản, nếu tiếp xúc với các chất PFOA thường xuyên sẽ khiến phụ nữ mang thai bị dị tật, sinh con có kích thước nhẹ hay thay đổi kích cỡ đầu của thai nhi.

Ngoài ra, chất chống dính ở nồi chảo có thể gây ra ung thư. Dùng quá nhiều nồi chảo chống dính sẽ dẫn đến bệnh giòn xương, khiến xương bị gãy. 

Trong trường hợp lớp tráng chống dính trong chảo bị bong chóc và lẫn vào thức ăn, chúng cũng sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực khi được đưa trực tiếp vào cơ thể con người.

ly-do-tuyet-doi-khong-rua-chao-chong-dinh-ngay-sau-khi-nau-40-.0043

 

Việc sử dụng chảo chống dính sai cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến chảo chống dính trở thành mầm bệnh đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

  • Rửa chảo chống dính ngay sau khi nấu: Sau khi nấu, chảo còn nóng không nên rửa ngay sẽ làm hỏng chảo, lâu dần mất đi lớp chống dính. Hãy chờ chảo nguội hẳn rồi mới bắt đầu rửa sạch.
  • Dùng bàn chải rửa chảo chống dính: Dùng bàn chải hay cọ sắt rửa chảo sẽ làm bong tróc chất chống dính. Lớp chống dính có thể chưa tróc ngay mà bong trong khi đang nấu nướng, lẫn vào thức ăn vô cùng nguy hiểm. Nên ngâm chảo cho ra hết lớp dầu mỡ, thức ăn rồi dùng miếng rửa bát mềm để làm sạch.
  • Dùng đồ kim loại khi chiên rán bằng chảo chống dính: Đồ dùng bằng kim loại như đũa, muỗng khiến bề mặt của chảo bị hỏng, bong lớp chống dính. Nên dùng dụng cụ nhà bếp bằng gỗ cho chảo chống dính để đảm bảo an toàn. 
  • Để đồ ăn thừa trong chảo chống dính để ăn tiếp vào bữa sau: Đây là thói quen phổ biến của nhiều bà nội trợ. Để thức ăn trong chảo vừa làm món ăn bị biến đổi mất đi vị ngon ban đầu mà còn khiến chảo nhanh bị hỏng.

Bảo An 

Tin khác

Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.