SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 09/05/2024
  • Click để copy

Cảnh báo nguy cơ trẻ nuốt phải thủy ngân từ chiếc nhiệt kế quen thuộc

17:01, 23/10/2018
(SHTT) - Thời tiết giao mùa trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh. Thông thường khi trẻ có vấn đề về sức khỏe thì hay bị sốt. Vì thế chiếc nhiệt kế là vật dụng quen thuộc khi ấy. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong bố mẹ bất cẩn, con cắn nát chiếc nhiệt kế và nuốt phải thủy ngân vào bụng?

Một cặp vợ chồng ở Trung Quốc đã có những giờ phút nơm nớp lo sợ khi cậu con trai duy nhất của họ đã đưa chiếc nhiệt kế vào miệng và cắn nát. Thủy ngân trào ra, cậu bé đã nuốt chửng một ít. Ngay sau khi phát hiện ra sự việc, cặp cha mẹ liền cho bé súc miệng và làm sạch các cặn bã thủy ngân từ miệng. Tuy nhiên họ vẫn lo lắng cho tình hình sức khỏe của bé. Vì thủy ngân là chất độc, họ sợ rằng sẽ khiến cậu bé bị ngộ độc vì thế ngay lập tức cả nhà đã đưa bé vào viện.

Đúng như những gì bố mẹ bé đã lo sợ, kết quả chụp X Quang cho thấy  mật độ đốm trắng (được xác định là thủy ngân) xuất hiện dày đặc khắp nơi trong cơ thể cậu bé. Các bác sĩ cho biết, khi nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân sẽ phát tán khắp mặt đất, không khí dễ dàng bị dính vào quần áo, môi trường, gây ô nhiễm không khí. Vì vậy cháu bé bị nhiễm độc thủy ngân là điều không thể tránh khỏi.

Những đốm thủy ngân trong cơ thể cháu bé

Ngay sau đó cậu bé này đã phải trải qua 5 ngày thanh lọc thủy ngân trong cơ thể. Dù vậy các bác sỹ cũng cho biết dù loại bỏ được rồi nhưng đường tiêu hóa và máu của bé vẫn có những sự tác động không thể tránh được.

 Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, được hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hóa nhưng chúng sẽ trở nên rất độc khi vào phổi do trẻ hít phải trực tiếp. Khi trẻ hít phải thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Theo các bác sỹ nếu phát hiện ra con mình nuốt phải thủy ngân thì bạn không nên cố móc họng hay tìm mọi cách để bé nôn ra bởi như vậy sẽ càng khiến cho thủy ngân có nguy cơ vào phổi, làm nhiễm độc phổi. Hãy ngay lập tức đưa con đến bệnh viện để các bac sỹ có những can thiệp kịp thời.

Trong thời gian thải độc thủy ngân bố mẹ nên tăng cường cho con ăn nhiều trái cây – rau xanh và uống nước ấm để giải độc. Ngoài ra để biết được nhiệt độ cơ thể con thay vì dùng thủy ngân cha mẹ có thể sử dụng 1 số loại nhiệt kế có tính an toàn hơn như nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại hay nhiệt kế dán trán. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cha mẹ lưu ý cần giám sát con cẩn thận để tránh xảy ra nguy cơ đáng tiếc như trên. 

Duy Uyên

Tin khác

Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, các đội thu còng Chung kết cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024 đã hoàn thành phần thuyết trình về các nghiên cứu sản phẩm và giải pháp công nghệ mang tới chương trình.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Hoạt động sáng tạo trong thanh, thiếu niên do các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh triển khai đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN) với nhiều sáng kiến khoa học - kỹ thuật hữu ích, ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Là sân chơi sáng tạo công nghệ kỹ thuật gắn bó với sinh viên trong hơn 20 năm, cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam - Robocon Việt Nam 2024 đã chính thức khởi tranh.