SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Xét nghiệm vạn năng có thể tìm ra tất cả các chủng vi khuẩn trong cơ thể

11:00, 31/10/2018
(SHTT) - Các nhà di truyền học ở Đại học Colombia, Mỹ đã phát triển thành công một loại hình xét nghiệm vạn năng để tìm ra sự tồn tại của tất cả 307 tác nhân gây bệnh đã được y học điểm mặt chỉ tên.

Theo mBio, các nhà di truyền học ở Đại học Colombia, Mỹ, đã phát triển thành công một xét nghiệm cho phép phát hiện tất cả 307 tác nhân gây bệnh mà y học đã tìm ra tồn tại trong máu hoặc nước bọt của con người.

Xét nghiệm này giúp xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng gần như ngay lập tức và giúp các bác sĩ tiết kiệm thời gian chơi trò đuổi bắt với những con vi khuẩn tinh ranh.

xet-nghiem-dung-nap-glucose-duong-uong

 

Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề nan giải của y học là "siêu vi khuẩn" - những vi khuẩn có khả năng chống lại một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh. Trong số đó có cả tác nhân gây bệnh hiếm gặp cũng như các tác nhân gây bệnh rất phổ biến và nguy hiểm như tụ cầu vàng Staphylococcus aureus hoặc phế cầu khuẩn Klebsiella pneumoniae.

Xét nghiệm này hoạt động như sau: các hạt nano từ tính có thể nhận biết và nắm bắt các mảnh độc nhất trong bộ gien (các chỉ dấu) của tất cả các vi khuẩn gây bệnh nhờ các đoạn ADN nhỏ gắn liền với chúng. Khi thâm nhập vào trong máu hoặc nước bọt, các hạt nano từ tính đó ngay lập tức phát hiện và gắn kết với các mảnh gien của các tác nhân gây bệnh. Tiếp theo, các hạt nano từ tính được tách ra bằng cách sử dụng nam châm, còn các mảnh ADN mà chúng tóm bắt đó được nhân lên trong phòng thí nghiệm. Điều này cho phép dễ dàng giải mã tác nhân gây bệnh hoặc nhận diện chủng vi khuẩn có mặt trong cơ thể.

Nhà nghiên cứu Orchid Allicock, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết bác sĩ mau chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh mà y học đã biết, kể cả vi khuẩn gây nhiễm trùng máu - một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu này cũng có ý định mở rộng xét nghiệm để tìm ra các loại nấm và vi-rút gây bệnh cho cơ thể người.

Mai An 

Tin khác

Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.