SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Vụ thương hiệu hình ảnh thủ thành Tiến Dũng: Ai được hưởng lợi?

07:05, 03/02/2018
(SHTT) - Việc thủ thành Bùi Tiến Dũng được công ty trả giá trăm nghìn đô để sử dụng hình ảnh theo "luật' quốc tế là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, theo hợp đồng lao động được ký với FLC Thanh Hóa, thì chỉ CLB này mới được khai thác bản quyền hình ảnh.

Thương hiệu cầu thủ giá chục tỷ đồng: Đại diện Orion Media nói gì?

Ngay sau khi thông tin thủ thành Bùi Tiến Dũng (U23 Việt Nam) được trả giá lên tới trăm nghìn USD để duy trì liên tục hình ảnh trong các hoạt động truyền thông trên hệ thống: Phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu… giúp các hợp đồng truyền thông hình ảnh của doanh nghiệp có được sự hiệu quả và bền vững lâu dài.

Hình thức livestream trên Facebook, mức giá sẽ gấp đôi 5.000 USD và chỉ tối đa 1 tiếng/ngày.  Check in chụp ảnh chi phí 5.000 USD. Đặc biệt, nếu trở thành gương mặt đại diện cho một ngành hàng thì mức thù lao được ấn định cho thủ thành Tiến Dũng lên tới hơn 123.000 USD (tương đương hơn 2,7 tỷ đồng).

Trước thông tin đang gây xôn xao dư luận, Orion Media đã chính thức đưa ra lời giải thích. Chia sẻ trên tờ Ngày Nay, đại diện Orion Media giải thích có nhắn nhủ các cầu thủ U23 Việt Nam tập trung đá bóng, bên công ty sẽ lo miễn phí và bền vững những việc khác.

“Các em nó hồn nhiên lắm ! Và đời cầu thủ ngắn lắm... rất nhiều cầu thủ tạo ra vinh quang cho đội tuyển nhưng sau đó bị CLB vắt chanh bỏ vỏ...”, đại diện Orion Media nói.

Với mức giá cầu thủ được trả trên mạng xã hội thì trên thực tế vẫn khá rẻ, chỉ bằng 1/3 ca sỹ nếu độc quyền nhãn hàng, bằng khoảng 1/2 diễn viên hài. Trong khi đó, ở nước ngoài, cầu thủ hạng A đôi khi thu nhập cao hơn cả ngôi sao ca sỹ hạng A.

thu thanh 1

 Thông tin về bảng giá Booking của thủ thành Tiến Dũng được "hét" tới trăm nghìn đô đang gây xôn xao trên mạng xã hội. 

Ai được hưởng lợi?

Sau khi lập được kỳ tích tại U23 châu Á, hình ảnh các cầu thủ U23 Việt Nam được nâng lên rát nhiều. Việc xuất hiện các công ty truyền thông bỏ ra trăm nghìn USD để bảo về và dành quyền quảng cáo độc quyền được nhiều người cho rằng, hoàn toàn xứng đáng. Bởi lẽ, các cầu thủ được các công ty khai thác hình ảnh sẽ không lo về thu nhập và an tâm tâm chơi bóng tốt hơn.

Tuy nhiên, khi cầu thủ ‘lên giá’ cao chót vót lại khiến các câu lạc bộ giật mình. Thậm chí nhiều CLB còn sẽ tham lam đòi ôm luôn việc kinh doanh cầu thủ vào.

Ai được quyền khai thác bản quyền hình ảnh cầu thủ?

Theo hợp đồng lao động được ký kết giữa Tiến Dũng và FLC Thanh Hoá nêu rõ: “Cầu thủ không có quyền nhận bất kỳ hợp đồng cá nhân nào mà không có sự đồng ý bằng văn bản của CLB”, đồng thời cũng đề cập đến quy định chia lợi nhuận hình ảnh “tuỳ vào hợp đồng thương mại”.

Như vậy, không còn gì phải bàn cãi về việc ai mới có quyền khai thác hình ảnh của Bùi Tiến Dũng, và thủ môn này chịu sự ràng buộc với CLB Thanh Hoá về mặt hình ảnh và không được phép ký kết với bên thứ 3 cho đến năm 25 tuổi.

Tuy nhiên, thỏa thuận về bản quyền hình ảnh trên thế giới lại khác một chút.

u23

 Thủ thành Bùi Tiến Dũng được "hét giá" tới trăm nghìn đô.

Một cầu thủ không nhất quyết phải ký hợp đồng bản quyền hình ảnh với đội bóng chủ quản. Khi một cầu thủ đến với CLB sẽ có 2 hợp đồng, một là hợp đồng lao động, bao gồm thời hạn, lương thưởng, tiền lót tay, phí cho người đại diện; và một thỏa thuận khác, về bản quyền hình ảnh có sự tham gia của bên thứ 3.

Vì sao lại như vậy? Theo Daniel Geey từ ĐH Manchester, nó liên quan đến thuế. Đặt trường hợp cầu thủ ở Premier League, họ sẽ phải trả 45% thuế thu nhập cùng với 2% cho Bảo hiểm Quốc gia. Chi phí này khá lớn nếu gộp chung cả thu nhập về bản quyền hình ảnh.

Việc ký hợp đồng riêng giúp giải quyết vấn đề này (lách luật). CLB sẽ thông qua một công ty bên ngoài để khai thác hình ảnh và trả tiền cầu thủ, họ chỉ mất 20% thuế doanh nghiệp, đồng thời cũng không phải trích ra 2% cho bảo hiểm.

 

K.M (T/h)

Tin khác

Kinh tế 16 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, trước diễn biến của thị trường vàng thế giới và trong nước, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, rà soát 127 điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia công, chế tác và kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh.
Liên kết hữu ích