SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Vụ điểm thi ở Hà Giang cao bất thường: Ông Vũ Trọng Lương sẽ bị xử lý thế nào?

07:14, 18/07/2018
(SHTT) - Hiện tại, dư luận vẫn đang tiếp tục chờ đợi những hành động tiếp theo của Bộ GD&ĐT trong việc xử lý các vi phạm nghiêm trọng tại Hà Giang. Điều mọi người quan tâm là người gây ra sai phạm, ông Vũ Trọng Lương sẽ bị xử lý như thế nào?

Sau khi dư luận phản ánh bất thường trong điểm thi của Hà Giang, hai bộ Giáo dục và Công an đã vào cuộc. Ngày 13/7, Bộ Giáo dục thành lập tổ công tác, gồm thành viên hai bộ. Một ngày sau, tổ này lên Hà Giang kiểm tra quy trình trông thi, chấm thi, xử lý dữ liệu điểm thi...

Ngày 17/7/2018, Bộ GD&ĐT chính thức thông báo kết quả chấm thẩm định cho thấy: Tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi, có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Có thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Cũng trong ngày 17/7/2018, Hội đồng chấm thẩm định quyết định: Kết quả chấm thẩm định được sử dụng để thay thế cho toàn bộ kết quả chấm bài thi trắc nghiệm do Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang công bố ngày 11/7/2018.

Trong cuộc họp báo chiều ngày 17/7 về vụ điểm thi bất thường ở Hà Giang, cơ quan chức năng đã công bố đối tượng gây ra sai phạm "khủng", sửa kết quả thi của 114 thí sinh với 330 bài thi là ông Vũ Trọng Lương - Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang.

diem thi o ha giang

 Toàn cảnh họp báo tại Hà Giang. Ảnh: Dân Việt

 

Vậy ông Vũ Trọng Lương sẽ bị xử lý thế nào?

Theo thông tin được đăng tải trên báo Kiến Thức, luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh cho biết, hành vi sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm thi trái quy định của ông Vũ Trọng Lương có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Trong trường hợp bị xử phạt hành chính, ông Vũ Trọng Lương có thể bị áp dụng điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Theo khoản 3 – điều 13 Nghị định số 138 về vi phạm quy định về thi quy định rõ: “Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy chế thi theo các mức phạt sau đây: d,Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định".

Tuy vậy, theo Luật sư Thanh, trong trường hợp cơ quan chức năng chứng minh được ông Vũ Trọng Lương thực hiện hành vi sửa nội dung bài thi, sửa điểm thi vì vụ lợi hay động cơ cá nhân nào đó, thì ông Lương có thể bị xử lý hình sự về tội "Giả mạo trong công tác" theo Điều 359 Bộ luật hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.

“Đối với những người có nhiệm vụ giám sát việc chấm điểm, nếu họ được xác định là không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc ông Vũ Trọng Lương sửa điểm cho các thí sinh, gây ra hậu quả là Nhà nước bị thiệt hại về tài sản (do phải tổ chức thi lại, phải làm thủ tục hủy bỏ các kết quả có sai phạm…), họ có thể bị xử lý về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 - Bộ luật hình sự tùy thuộc vào giá trị thiệt hại”, Luật sư Giang Hồng Thanh cho biết.

Người nhờ can thiệp vào điểm thi bị xử lý như thế nào?

Như thông tin được đăng tải trên báo Giáo dục và Thời Đại, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái cho biết, trường hợp phát hiện ra việc có hiện tượng mua điểm, như người nhà thí sinh dùng tiền để mua chuộc người làm nhiệm vụ chấm thi sửa chữa đáp án, thêm vào bài làm của thí sinh, thì những cá nhân liên quan sẽ bị khép vào tội đưa - nhận hối lộ. Với người đưa hối lộ thì khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam, với người nhận hối lộ thì khung hình phạt cao nhất là tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Về vấn đề người nhờ can thiệp vào điểm thi và cụ thể ở đây là phụ huynh học sinh, luật sư Thái cho biết một số quan điểm dưới góc nhìn pháp lý.

Theo luật sư Thái, trong trường hợp phát hiện ra việc có hiện tượng mua điểm, như người nhà thí sinh dùng tiền để mua chuộc người làm nhiệm vụ chấm thi sửa chữa đáp án, thêm vào bài làm của thí sinh, thì những cá nhân liên quan sẽ bị khép vào tội đưa - nhận hối lộ quy định tại Điều 354, Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015:

Với người đưa hối lộ thì khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam, với người nhận hối lộ thì khung hình phạt cao nhất là tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Minh Hà (t/h)

Tin khác

Pháp luật 4 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 2 ngày trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.