SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Vụ 6000 sản phẩm TPCN dán nhãn Pediasure bị thu ở Hapulico: Sản phẩm đã được đưa vào bán như thế nào?

07:12, 23/02/2018
(SHTT) - Nhà sản xuất nhiều lần vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, pháp nhân công bố sản phẩm có nhiều điểm đáng ngờ, quy trình nhập sản phẩm lỏng lẻo... là tất cả những gì đang hiện hữu sau vụ 6000 sản phẩm TPCN dán nhãn Pediasure bị thu giữ ở Hapulico.

Những công ty kinh doanh dược phẩm “tham gia” vụ việc?

Để làm rõ hơn vụ 6000 sản phẩm TPCN dán nhãn Pediasure bị cơ quan chức năng thu giữ ở Trung tâm phân phối dược phẩm và Trang thiết bị y tế Hapu (gọi tắt là Trung tâm buôn bán dược phẩm Hapu) tại số 1, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội, phóng viên Báo điện tử Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo đã có buổi làm việc với Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 – Chi cục QLTT thành phố Hà Nội.

cho-duoc-_636276706803137647_HasThumb

Trung tâm phân phối dược phẩm và Trang thiết bị y tế Hapu tại số 1, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. 

Theo thông tin được cung cấp, cho thấy: ngày 21/1, sau khi nhận được phản ánh của đại diện Công ty Abbott Việt Nam, Đội QLTT số 6 đã kiểm tra đột xuất 3 công ty có quầy hàng ở Trung tâm buôn bán dược phẩm Hapu, gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thương mại Ngôi Sao Việt (quầy số 218 và 219 – tầng 2), Công ty TNHH Giải pháp sức khỏe cộng đồng Nevipharm (quầy số 321 – tầng 3) và Công ty TNHH Dược phẩm Linh Kiệt (quầy số 443 – tầng 4). Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã tạm giữ 6000 sản phẩm là thực phẩm chức năng (sản phẩm Pediasure calcium nano – được cấp công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ngày 15/9/2015  bởi Cục An toàn thực phẩm; sản phẩm Pediasure mát gan giải độc – theo Giấy xác nhận số 23112/2015/ATTP-XNCB và sản phẩm Pediasure ăn ngon ngủ tốt – theo giấy xác nhận số 23518/2015/ATTP-XNCB), nhưng được dán nhãn là Pediasure. Trong tổng số sản phẩm bị tạm giữ, Cty Ngôi Sao Việt có tới 170 hộp, Cty Giải pháp sức khỏe có 90 hộp, công ty Linh Kiệt “đóng góp” 35 hộp.

Trên bao bì các sản phẩm có thể hiện được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế USA (địa chỉ: KCN Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Nội); thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm là Công ty Cổ phần Dược phẩm MERCK USA (địa chỉ trụ sở: số 76, D5, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nay là Công ty Cổ phần Dược phẩm liên danh Việt Pháp, có địa chỉ trụ sở chính tại: số 69C1, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

sua-1-1055

Sản phẩm TPCN do Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế USA sản xuất, Công ty Công ty Cổ phần Dược phẩm liên danh Việt Pháp chịu trách nhiệm công bố sản phẩm. Ảnh ANTĐ

Tại thời điểm kiểm tra, chủ các quầy hàng của các công ty đều không xuất trình được hóa đơn. Lực lượng chức năng phát hiện dấu hiệu hàng hóa vi phạm phạm bản quyền nên đã tiến hành tạm thu giữ toàn bộ các sản phẩm.

Ngày 23/1/2018, Đội QLTT số 6 đã lập biên bản đối với hành vi kinh doanh sản phẩm xâm phạm bản quyền đối với nhãn hiệu của 3 công ty nói trên theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 1, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP. Còn Công ty Cổ phần Dược phẩm liên danh Việt Pháp bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi gia công, chế biến hàng hóa vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Hàng hóa đã được đưa vào các quầy như thế nào?

Phóng viên đã tìm tới trụ sở đăng ký kinh doanh của 3 cty nêu trên để xác minh về quy trình nhập – xuất hàng, nhưng tại 3 địa chỉ được tìm thấy theo đăng ký đều không có biển cty nào được treo, cũng như không có dấu hiệu nào của hoạt động văn phòng.

vnp_Tanduoc4

Hapu hiện là trung tâm thuốc tân dược lớn nhất miền Bắc (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) 

Tới Trung tâm buôn bán dược phẩm Hapu, chúng tôi may mắn được nhân viên của các quầy hàng liên hệ làm việc với các chủ thể có liên quan, nhưng câu trả lời thật bất ngờ. Chị Quyên, lãnh đạo Công ty Linh Kiệt cho rằng: Tôi định mua về dùng dần, để ở quầy, chưa kịp mang về nhà thì bị thu giữ.

Còn chị Hiền – Trưởng quầy 321 khẳng định rằng: Hàng do khách nhờ mua dùm theo dạng ký gửi; toàn bộ sự việc xảy ra do nhân viên làm theo thói quen nhận ký gửi - bán hộ ở đây, trưởng quầy không biết; hôm trước cơ quan chức năng kiểm tra chưa xuất trình được hóa đơn nên hàng bị tạm giữ. Khi được hỏi về việc liệu anh Lê Thanh Hải (Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp sức khỏe cộng đồng Nevipharm) có biết việc nhập lô hàng này, chị Hiền khẳng định chắc nịch: Không! Tuy nhiên, chị Hiền không quên phân bua: chúng tôi bán hàng ở đây như đứng ở đầu sóng, nhiều khi cũng không biết hết được các rủi ro, mặt khác, mệnh lệnh cấp trên mình phải chấp hành.

Còn chị Nguyễn Thị Thanh Hà – Chủ sở hữu Công ty Ngôi Sao Việt lấy lý do bận công tác nên chưa nắm hết sự việc, sẽ trả lời cụ thể sau.

Để truy về nguồn hàng phân phối, phóng viên đến trụ sở của Công ty Cổ phần Dược phẩm liên danh Việt Pháp tại địa chỉ trụ sở chính ở: số 69C1, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, nhưng tại thời điểm ngày 26/1/2018, văn phòng công ty này đã chuyển tới nơi khác. Dù liên hệ làm việc nhiều lần qua điện thoại, nhưng nhân viên của Công ty Việt Pháp không cho biết địa chỉ mới và khất lần.

Tru-so-cty-Viet-Phap2

Trụ sở của Công ty Cổ phần Dược phẩm liên danh Việt Pháp tại địa chỉ trụ sở chính ở: số 69C1, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội tại thời điểm ngày 26/1/2018. 

Những lo ngại?

Liên quan đến các sản phẩm bị thu giữ, hồi tháng 7/2017, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã ra thông báo về việc tạm dừng lưu thông 07 lô sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa và 03 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do kết quả kiểm nghiệm không đạt chất lượng do Công ty Cổ phần dược phẩm quốc tế USA sản xuất. 3 lô sản phẩm TPCN có kết quả kiểm nghiệm không đạt chất lượng của Công ty cổ phần Dược phẩm Quốc tế USA gồm:

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Pediasure ăn ngon ngủ tốt, Lô SX:010117, NSX: 11/01/17, HSD: 11/09/2020 do Công ty Cổ phần Dược phẩm Merck USA công bố (nay là Công ty Cổ phần Dược phẩm liên danh Việt Pháp).

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ARGININ B.COMPLEX EXTRA, Số lô: 020916, NSX: 02/09/2016, HSD: 02/09/2019 do Công ty cổ phần dược phẩm liên doanh USA công bố.

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anphavit calci nano, Số lô: 020417, NSX: 07/04/2017, HSD: 07/04/2020 do Công ty Cổ phần  Dược phẩm liên doanh USA công bố.

Trước những thông tin này, nhiều người nghi vấn không biết số sản phẩm này sẽ được tiêu hủy thế nào? Ngoài ra, nhiều người cho rằng chất lượng của những lô hàng trước đây liệu có đảm bảo?

Còn theo cơ quan chức năng, sản phẩm sữa Pedia Sure bị làm giả lại được phát hiện tại trung tâm dược phẩm Hapulico rất đáng lo ngại. Các sản phẩm bị làm giả rất tinh vi và rất khó phát hiện.

Báo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo sẽ tiếp tục thông tin về sự việc!

Nhóm PVPL 

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.