SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Vinacomin thua lỗ nặng nề và đang cầu cứu chính phủ

07:13, 14/11/2016
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Vinacomin từng là doanh nghiệp khai khoáng lừng lẫy với kết quả kinh doanh đáng nể nhưng hiện tại lại đang gặp nhiều khó khăn và phải cầu cứu chính phủ. Câu hỏi được đặt ra là đặt ra câu hỏi: liệu có phải ngành khai khoáng đang “sống mòn”?

 Đầu tháng 10 vừa qua, Văn phòng Chính phủ phát hành một thông báo, theo đó Chính phủ đã có riêng một cuộc họp tìm cách tháo gỡ khó khăn cho Vinacomin, doanh nghiệp lớn nhất trong ngành khai khoáng của cả nước. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ về thuế đối với ngành than trong giai đoạn khó khăn, hay thậm chí là đưa ra cơ chế xuất khẩu than mới trong những năm sắp tới, đồng thời khuyến khích sử dụng than trong nước.

vinacomin

 Vinacomin thua lỗ nặng nề và đang cầu cứu chính phủ

Vinacomin cầu cứu

Vì sao một tập đoàn khai khoáng, nắm trong tay nhiều mỏ than và mỏ khoáng sản khác nhất cả nước, lại cần tới sự cứu giúp của Chính phủ?

Nhìn lại thời điểm cách đây hai năm, Vinacomin vẫn là doanh nghiệp khai khoáng lừng lẫy với kết quả kinh doanh khiến nhiều doanh nghiệp khác phải thèm khát. Theo báo cáo tài chính của Vinacomin, năm 2013 doanh thu của tập đoàn này là hơn 97.000 tỷ đồng và lợi nhuận là hơn 2.500 tỷ đồng. Sang năm 2014, tập đoàn vẫn có lãi tới gần 2.600 tỷ đồng.

Sang năm 2015, lợi nhuận của Vinacomin giảm xuống chưa bằng 1/5 của năm 2014, ở mức 473 tỷ đồng. Năm 2016 còn ảm đạm hơn với một bản báo cáo tài chính thực sự có gam màu tối sẫm.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu của tập đoàn chỉ đạt 71.460 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng than nguyên khai thực hiện trong thời điểm này chỉ đạt 67% kế hoạch năm, tương đương 26,7 triệu tấn. Trong khi lượng than tiêu thụ của tập đoàn đạt 25,7 triệu tấn thì than tồn kho lên tới 10,8 triệu tấn, với 8,9 triệu tấn than sạch. Tình hình khó khăn tới mức Vinacomin phải tuyên bố sẽ cắt giảm khoảng 4.000 lao động trong năm nay để tiết kiệm chi phí.

Theo Phó Tổng giám đốc Vinacomin Nguyễn Văn Biên, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên là do phải cạnh tranh với than nhập khẩu có giá thành thấp. Cùng với đó, giá khoáng sản alumin, hydrat giảm sâu và thuế phí tăng, vì vậy tập đoàn đã phải giảm sản lượng. Hiện chưa rõ những biện pháp giải cứu Vinacomin của Chính phủ sẽ được thực hiện như thế nào, nhưng gần như chắc chắn rằng nếu Chính phủ không cứu thì tập đoàn này sẽ khó thoát khỏi vũng lầy hiện nay.

Ngành khoáng sản đang chết?

Nếu Vinacomin, doanh nghiệp khai khoáng lớn nhất cả nước, còn phải cầu viện tới sự cứu giúp của Chính phủ, thì những doanh nghiệp khác trong ngành công nghiệp này có khá khẩm hơn? Câu trả lời là không.

Vinacomin tuyên bố sẽ cắt giảm khoảng 4.000 lao động trong năm nay để tiết kiệm chi phíViệc Tập đoàn Hòa Phát đã xin trả lại hai mỏ khai thác quặng sắt Tùng Bá và Cao Vinh ở Hà Giang cho Chính phủ hồi tháng 4 năm nay chính là một minh chứng nữa cho sự ảm đạm của ngành khoáng sản. 

Theo Công ty cổ phần Đầu tư Khoáng sản An Thông, công ty con của Tập đoàn Hòa Phát được cấp phép đầu tư vào hai mỏ trên, chi phí khai thác mỏ cao, trong khi đó giá quặng sắt trên thế giới đã giảm từ 30%-50% so với đầu năm 2014, khiến cho việc khai thác không còn hiệu quả nữa. Và dù rất cần quặng cho các nhà máy cán thép của mình, Hòa Phát quyết định nhập quặng bên ngoài thay vì tự khai thác quặng trong nước.

Nếu như vài năm trước đây kiếm được một giấy phép khai thác mỏ thực sự là một “cuộc chiến” giữa các doanh nghiệp trong nước, bởi nguồn lợi lớn từ việc khai thác khoáng sản mang lại, thì giờ đây chẳng mấy ai còn mặn mà với việc xin quyền khai thác mỏ. Sự hững hờ của các nhà đầu tư với các dự án khai khoáng cũng khiến cho Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê, chủ mỏ quặng sắt lớn nhất Đông Nam Á, từ năm ngoái đến năm nay vẫn chưa kêu gọi được thêm vốn đầu tư để khởi động dự án khai thác.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng trong quý II giảm 5,3% và quý III giảm 6,8%. Tính chung 9 tháng đầu năm nay chỉ số này giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, 9 tháng đầu năm 2015 ngành này vẫn còn tăng tới 8,3%.

Ngành khai khoáng sụt giảm mạnh đã góp phần đáng kể khiến cho chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 3 quý vừa qua chỉ tăng 7,4% so với 9,9% cùng kỳ năm ngoái.

“Ngành khai thác khoáng sản không còn đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nữa”, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê, cho biết. Ông Thúy cũng đưa ra nhận định rằng ngành công nghiệp khác thác khoáng sản của Việt Nam sẽ không còn cơ hội tăng trưởng mạnh như những năm trước đây. Vì theo lý giải của chuyên gia này, trữ lượng khoáng sản của Việt Nam không nhiều và đã đi tới giới hạn khai thác. Thậm chí, ông còn khẳng định rằng ngành này đang đi vào giai đoạn thoái trào.

Dựa trên điều đó cũng có thể hiểu được lý do vì sao Chính phủ lại quyết định tăng thuế và phí đối với lĩnh vực này để hạn chế khai thác. Mới đây nhất, từ ngày 1/7, thuế tài nguyên đối với than lộ thiên đã tăng từ 9% lên 12%, đối với than hầm lò tăng từ 7% lên 10%. Do thuế tăng như vậy, ông Biên – Phó Tổng giám đốc Vinacomin, cho biết Vinacomin có thể phải xem xét lùi một số kế hoạch khai thác.

Theo Enternews

Tin khác

Kinh tế 13 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Kinh tế 1 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.