SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam xem xét ngừng nhập khẩu thịt từ Brazil

06:32, 23/03/2017
Dù chưa phát hiện thịt bẩn từ Brazil vào Việt Nam, nhưng Cục thú y đã chỉ đạo lực lượng tăng cường kiểm soát và đề nghị Bộ Nông nghiệp tạm ngừng nhập khẩu từ quốc gia này.

Ngày 22/3, đại diện Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đơn vị vừa chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu tăng cường hơn nữa việc kiểm soát thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ Brazil. Nếu phát hiện sản phẩm của nhà máy giết mổ, chế biến thịt như JBS SA và BRF SA thì tạm dừng kiểm dịch nhập khẩu.

"Cục Thú y đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tạm ngừng nhập khẩu thịt của Brazil có nguồn gốc từ các nhà máy có nguy cơ mất an toàn thực phẩm giống như một số nước nêu trên", đại diện Cục Thú y cho biết. 

Thương vụ Việt Nam tại Brazil mới đây đưa ra cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối với thịt gia súc, gia cầm tại Brazil. Giới chức nước này đang mở cuộc điều tra được cho là bê bối lớn nhất trong lịch sử ngành nông nghiệp, khi nhiều công ty sản xuất thịt bị cáo buộc đã hối lộ nhân viên nhà nước cho phép lưu và xuất khẩu thịt sử dụng chất có nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

thit1-2654-1490175193

Các chuyên gia phân tích mẫu thịt. Ảnh minh họa: AFP. 

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khoảng 3.000 tấn thịt và sản phẩm thịt từ Brazil. "Số lượng này rất nhỏ so với tổng số gần 6 triệu tấn thịt từ Brazil xuất khẩu hàng năm sang các nước trên thế giới", đại diện Cục Thú y và cho biết tất cả các lô hàng thịt từ Brazil vào Việt Nam đều được lưu giữ tại khu vực cảng nhập. Các cơ quan thú y cửa khẩu sẽ kiểm soát chặt chẽ, lấy mẫu xét nghiệm từng lô hàng, nếu bảo đảm an toàn thực phẩm mới được nhập. Hiện lực lượng chưa phát hiện lô hàng nào không đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, với thịt và sản phẩm thịt từ Brazil để vào Việt Nam, thì các nhà máy sản xuất của nước đó phải được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thẩm định, kiểm tra, đánh giá từng cơ sở giết mổ và chế biến. Nếu đạt yêu cầu thì mới đưa vào danh sách các nhà máy được phép xuất khẩu vào Việt Nam. 

Để kiểm soát vấn đề trên, một số quốc gia đã hạn chế và tạm dừng nhập thịt từ một số nhà máy giết mổ và chế biến thịt từ Brazil như Hàn Quốc, EU, Chi lê.

Brazil là quốc gia được Tổ chức thú y thế giới (OIE) đánh giá và công nhận kiểm soát tốt về dịch bệnh động vật. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã cho phép nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm từ quốc gia này như thịt gà, lợn và bò.

Hiện Brazil đã xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm tới 150 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2016, Brazil là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thịt bò với sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn, đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thịt gà với sản lượng trên 4 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu thịt từ Brazil sang các nước chủ yếu là châu Âu, Liên bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore...

Theo VnExpress

Tin khác

Kinh tế 8 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Thương hiệu 2 ngày trước
(SHTT) - Nhằm tri ân khách hàng cũng như chào đón Đại lễ lớn 30/4-1/5, Hyundai Lê Văn Lương gửi tới khách hàng chương trình khuyến mãi với những ưu đãi cực hấp dẫn cho quý khách hàng.
Kinh tế 5 ngày trước
(SHTT) - Mua bán online lên ngôi, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội không còn cảnh khách mua hàng nhộn nhịp, sầm uất như trước. Thay vào đó, nhiều gian hàng đã đóng cửa, những tiểu thương còn lại cố gắng “gồng lỗ” để duy trì buôn bán dù ế ẩm.
Kinh tế 6 ngày trước
(SHTT) - Tại buổi tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" do Vụ Thị trường châu Âu - Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 12/4, ở TP HCM, Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Topvalu Việt Nam chia sẻ Chuối tươi hàng Việt phủ 100% tại chuỗi siêu thị AEON Hong Kong.
Kinh tế 1 tuần trước
(SHTT) - Quý I/2024 hoạt động thương mại, dịch vụ (TMDV) trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, hàng hóa dồi dào, đa dạng... Các doanh nghiệp, nhà phân phối đã tổ chức đa dạng các giải pháp kích cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, khuyến mại để tăng sức mua bán.