SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Vấn đề sở hữu trí tuệ trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

06:37, 30/08/2018
(SHTT) - Kể từ khi ông Trump lên cầm quyền, mối quan hệ Mỹ - Trung hết “ấm” lại lạnh. Sau vấn đề Triều Tiên, vấn đề sở hữu trí tuệ là nguồn căng thẳng mới nhất trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mỹ chính thức điều tra Trung Quốc về sở hữu trí tuệ

Theo tin báo chí trong nước và quốc tế, ngày 18/8 vừa qua, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lightizer đã chính thức tuyên bố mở một cuộc điều tra nhằm vào các hoạt động về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Ông Lighthizer nói Mỹ sẽ điều tra các chính sách và hoạt động của Trung Quốc liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng tạo. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở để Mỹ xác định xem Trung Quốc có hành vi “vô lý hoặc mang tính phân biệt đối xử” hay cản trở thương mại Mỹ. Quyết định chính thức điều traTrung Quốc vể sở hữu trí tuệ được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump yêu cầu ông Lighthizer xem xét vấn đề này.

tan-cong-mang-15326526068072097691869

Mỹ cho rằng Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, bao gồm hoạt động tấn công mạng. (Ảnh minh họa: Science News) 

Trước đó, hôm 13/8, ông Trump ký một bản ghi nhớ chỉ đạo đại diện thương mại Mỹ xem xét điều tra hoạt động sở hữu trí tuệ của Trung Quốc theo Khoản 301 Đạo luật Thương mại 1974 của Mỹ. Điều khoản này cho phép Tổng thống Mỹ có thẩm quyền rộng lớn trong việc áp thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài, cho dù hành động đơn phương như vậy hiếm khi được Mỹ sử dụng kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào năm 1995.

Ngay sau chỉ đạo của ông Trump, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đáp trả bản ghi nhớ của Tổng thống Mỹ bằng một tuyên bố nói rằng nước này sẽ “dùng tất cả mọi biện pháp phù hợp” để bảo vệ quyền lợi của mình nếu Mỹ không tôn trọng các quy tắc đa phương và gây thiệt hại cho thương mại song phương.

Đại diện thương mại Mỹ trước đây lập luận rằng Bắc Kinh sử dụng một loạt quy định nhằm buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao tài sản trí tuệ - chẳng hạn như cấp phép cho những công ty dược chuyển sản xuất tới Trung Quốc hay yêu cầu thiết kế của sản phẩm nước ngoài phải sao chép được ở Trung Quốc.

Quan ngại trước Trung Quốc, áp dụng Khoản 301 Đạo luật Thương mại 1974 của Mỹ, ông Trump đã đưa ra chỉ đạo đại diện thương mại Mỹ xem xét điều tra hoạt động sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 13/8, Tổng thống Mỹ nói: “Nghĩa vụ và trách nhiệm của tôi là bảo vệ công nghệ và nền công nghiệp của người lao động Mỹ khỏi những hoạt động bất bình đẳng và có tính chất lạm dụng. Chúng tôi sẽ đứng lên chống lại bất kỳ quốc gia nào ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ có giá trị của họ như một điều kiện để tiếp cận thị trường. Chúng tôi sẽ chiến đấu chống hoạt động làm hàng giả, nhái và đánh cắp sở hữu trí tuệ khiến người Mỹ mất việc làm”.

My-to-TQ-len-WTO

Ảnh minh họa 

Phát biểu của ông Trump cho thấy, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất quan trọng đối với nền công nghiệp và bảo đảm việc làm tại Mỹ, nó như là một nội dung quan trọng trong cuộc chiến thương mại mà Mỹ đang nhắm vào Trung Quốc hiện nay. Trước đó, hồi tháng 3/2018, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã chính thức gửi yêu cầu tham vấn với Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để “tố” Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Mỹ đang tạo sức mạnh liên minh chống Trung Quốc?

Ngày 27/8, nhiều nguồn tin tiết lộ Mỹ và Mexico đã đạt được thỏa thuận sơ bộ của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi. Thông tin trên được đưa trên tờ The New York Times (Thời báo New York) bản điện tử.

Khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại mới với Mexico thay thế NAFTA - ban đầu bao gồm 3 nước Mỹ, Mexico, Canada - tất cả đều tập trung vào Canada. Nhưng Trung Quốc, không được nhắc đến, mới là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất.

NAFTA

Thuế là chiến thuật đàm phán mới nhất của ông Trump để "ép" Mexico và Canada chấp thuận các yêu cầu của ông về NAFTA, thỏa thuận thương mại giữa 3 quốc gia này.  

Cụ thể, thỏa thuận với Mexico buộc nước này siết chặt quy định, trong đó 40 - 45% thành phần mặt hàng phải được sản xuất bởi các công ty trong nước mà công nhân được hưởng lương ít nhất 16 USD/giờ.

Điều này giới hạn phạm vi sử dụng các bộ phận sản xuất ở Trung Quốc để lắp ráp ô tô tại Mexico, ưu tiên các sản phẩm có giá trị cao hơn từ các nhà sản xuất khác.

Thông báo về quy định mới này, Nhà Trắng cho rằng, điều này sẽ giúp các nhà sản xuất sử dụng đầy đủ và đáng kể các bộ phận và vật liệu mà chỉ Mỹ và Mexico mới được hưởng ưu đãi thuế quan ưu đãi.

Một khía cạnh khác dường như nhắm vào quan ngại về Trung Quốc trực tiếp hơn. Đó là quy định về tài sản trí tuệ. Quy định này nhấn mạnh về bản quyền quốc gia, điều khoản về tên phổ biến và bảo hộ nhãn hiệu - tất cả các vấn đề lâu dài giữa Washington và Bắc Kinh.

Khi bất cứ ai đi qua một thị trường đường phố Trung Quốc đều biết, các phiên bản "nhái" những thương hiệu nổi tiếng của Mỹ như Apple là rất phổ biến.

Trong các dịch vụ kỹ thuật số, dự thảo cũng giới hạn khả năng "yêu cầu tiết lộ mã nguồn và các thuật toán máy tính độc quyền" của chính phủ - điều mà Trung Quốc đã bắt buộc đối với hầu hết các nhà cung cấp công nghệ thông tin.

Nhắm vào lĩnh vực lao động, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tiếp cận hồ sơ tài chính cho thấy các điều khoản này tập trung ngăn chặn Trung Quốc nhiều hơn là Mexico hoặc Canada.

Bản điều chỉnh của NAFTA - hiệp định đã tồn tại 25 năm qua, được ba nước Mỹ, Canada và Mexico bắt đầu đàm phán từ hơn một năm trước. Trước những diễn biến khó lường của ông Trump, có quan điểm cho rằng, “Chiến tranh thương mại” chỉ là “chiêu” để Tổng thống Mỹ có được thỏa thuận NAFTA. Quan điểm này dường như có cơ sở, khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn sửa đổi NAFTA theo hướng có lợi hơn cho Mỹ vì cáo buộc Mexico và Canada đã hành xử không công bằng, gây ra thâm hụt thương mại lớn cho Mỹ, đồng thời cảnh báo rằng ông không lo ngại về thời gian đàm phán có thể kéo dài trong bao lâu.

Các chuyên gia cho rằng, việc đạt được thỏa thuận riêng với Mexico, khả năng quan trọng nhất có thể giúp Mỹ nằm trong liên minh chống lại Trung Quốc. Nếu chính quyền Tổng thống Trump tạo được một khối với Canada, điều này không chỉ tạo động lực mới cho tranh chấp thương mại Mỹ - Trung mà có thể mở đường cho các thỏa thuận tương tự với châu Âu.

Kết quả này có thể sẽ cô lập Trung Quốc hay ở mức tối thiểu, điều này sẽ tạo ra một thỏa thuận có nền tảng tiêu chuẩn cao mà Bắc Kinh rất khó đạt được.

Phạm Tài  

Tin khác

Tin tức 7 giờ trước
Ngày 21/3, tại TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững - lần thứ 10/2024.
Tin tức 7 giờ trước
Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa phát hiện gần 800 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tin tức 8 giờ trước
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn phù hợp định hướng phát triển. Trong đó, mô hình cấu trúc điểm nhấn quy hoạch Quảng Nam thành hai vùng, hai cụm động lực và ba hành lang phát triển.
Tin tức 8 giờ trước
Câu lạc bộ chạy bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giải chạy bộ với chủ đề "Chạy vì sức khỏe - Chạy vì môi trường" thu hút đông đảo vận động viên tham gia.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.