SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

UBND huyện Hoài Đức chủ trương gì về việc góp vốn xã hội hóa cấp nước sạch nông thôn?

06:59, 23/10/2017
(SHTT) - Bằng Công văn, UBND huyện Hoài Đức cho phép Chủ đầu tư thu 4,2 triệu đồng/hộ dân khi góp vốn xã hội hóa, quy định trách nhiệm của nhiều chủ thể trong tổ chức thực hiện. Văn bản này liệu đã đảm bảo về nội dung, hình thức và đảm bảo căn cứ pháp lý cho tổ chức thực hiện trên toàn huyện?

Theo Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 22/3/2017, Công ty Cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội – WADACO (tên cũ là: Công ty cổ phần Hạ tầng kỹ thuật VTS) là đơn vị được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn 14 xã và Thị trấn Trạm Trôi thuộc huyện Hoài Đức. Theo Quyết định nêu trên, WADACO, có nhiệm vụ: nối đường ống nước tập trung từ Đại Lộ Thăng Long vào địa bàn, cấp nước cho 15 xã, thị trấn của huyện Hoài Đức, gồm: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi với 40.000 hộ - 160.000 dân (Công ty nước sạch Hà Đông thực hiện cấp nước cho 2 xã Vân Côn và An Thượng).

ubnd huyen hoai duc

Trụ sở UBND huyện Hoài Đức, Hà Nội 

Từ tháng 6/2017, WADACO thi công đường ống trên địa bàn nhiều xã. Dư luận cho thấy, người dân ở Hoài Đức (nói riêng) rất mong chờ nước sạch về làng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người đặt ra câu hỏi về việc công ty Cổ phần nước sạch Tây Hà Nội dựa vào căn cứ pháp lý, cơ sở kinh tế nào mà có quyền “bắt” dân góp 4,2 triệu đồng mới được sử dụng nước. Nhiều người cho rằng, họ không được ai tổ chức họp bàn gì về vấn đề góp tiền này, nên họ không đóng. Số khác thì cho rằng, mức đóng như vậy là quá sức dân, phương thức làm việc của các cấp chính quyền như thế là không minh bạch (!).

ubnd huyen hoai duc 1

 Đơn phản ánh của công dân gửi tới Báo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo

Nhận phản ánh bạn đọc và người dân, chiều ngày 13/10/2017, Phóng viên Báo điện tử Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo đã làm việc với Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội – WADACO để xác minh thông tin 2 chiều. Khi được hỏi về căn cứ pháp lý nào cho phép WADACO thu mức 4,2 triệu đồng/hộ tiền góp, ông Nguyễn Đình Hà – Tổng Giám đốc WADACO khẳng định: WADACO huy động sự đóng góp của người dân dựa vào Công văn số 4396/UBND-QLĐT ngày 29/6/2017 của UBND huyện Hoài Đức; Văn bản này đã được Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức – Nguyễn Hoàng Trường ký (thay Chủ tịch). Ông Hà cũng khẳng định thêm, con số góp vốn 4,2 triệu đồng/hộ đã được UBND huyện thẩm định theo quy trình, theo đề xuất của WADACO tại văn bản số 26/2017/WDC-CV ngày 26/6/2017.

Tuy nhiên, khi được đề nghị cung cấp công văn số 26/2017/WDC-CV thì ông Hà cho rằng nó đã được gửi lên UBND huyện. Như vậy, về mặt hình thức, ban đầu có thể thấy việc Công ty Cổ phần nước sạch Tây Hà Nội thu 4,2 triệu đồng/hộ tiền góp vốn xã hội hóa cấp nước sạch là khớp với căn cứ mà Công ty nêu trong hồ sơ gửi tới các hộ dân. Việc nhiều người dân chưa nắm được nội dung của văn bản có tính nòng cốt như Công văn số 4396/UBND-QLĐT của UBND huyện Hoài Đức, có nhiều lý do, có thể do sự khiếm khuyết trong khâu tuyên truyền của các chủ thể liên quan, nhất là chính quyền cấp cơ sở.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về sự việc theo phản ánh của người dân, Phóng viên Báo điện tử Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo đã nhiều lần liên hệ làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức để xác minh căn cứ của phương án huy động đóng góp xã hội hóa mức 4,2 triệu/hộ dân mà WADACO đề xuất, tuy nhiên, phía UBND huyện Hoài Đức (Văn phòng, Phòng Quản lý Đô thị được phân công) nhiều lần báo bận, trì hoãn việc cung cấp văn bản, thông tin, đưa ra phát ngôn chính thức của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với quan điểm công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để xác minh rõ về vấn đề này! 

Nhóm PVPL 

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.