SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Tranh cãi xung quanh việc cấm dạy nội dung ngoài sách giáo khoa: Bộ GD-ĐT nói gì?

11:24, 18/10/2017
(SHTT) - Ngay sau khi Bộ GD&ĐT yêu cầu không dạy nội dung ngoài sách giáo khoa, đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều

Đầu tháng 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản số 4612 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Công văn được gửi các Sở; Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng; các trường phổ thông trực thuộc.

Theo đó, tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3 tháng 10 năm 2017, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn:

"Tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong SGK hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK".

Sau khi ban hành văn bản, Bộ GD-DDT đã vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều từ các thầy cô giáo cũng như chuyên gia đầu ngành về giáo dục.

Chia sẻ với Vietnamnet, Hiệu trưởng một trường tại quận 1, TP.HCM quan niệm SGK là "pháp lệnh" nên yêu cầu giáo viên phải “dạy trong SGK” là đúng. Thế nhưng phải “hiểu cho đúng” thế nào là những nội dung "trong", nội dung "ngoài"? Cụ thể, ở những bộ môn như Lịch sử, Địa lý, ngoài những nội dung được thể hiện trong SGK thì giáo viên có vai trò cập nhật đầy đủ thông tin liên quan mới nhất tới bài học. Còn những kiến thức không liên quan đến nội dung SGK không được dạy là đúng. Vì có nội dung một đằng nhưng giáo viên lại đưa ra những kiến thức một nẻo, xa rời SGK, xa nội dung đã học.

Khác với vị hiệu trưởng trên, những giáo viên đứng lớp lại cho rằng tiếp tục tư duy "SGK là pháp lệnh" là không phù hợp với sự phát triển. 

Anh Trịnh Văn Quỳnh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Lương Thế Vinh, tỉnh Nam Định cho rằng:

“Có vẻ không ổn khi đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có đến một nửa nội dung ngoài SGK. Giáo viên được tự chọn ngữ liệu văn bản đọc hiểu, nghị luận về các vấn đề đời sống, ngay cả văn bản văn học cũng đã mở rộng ra ngoài tác phẩm quy định trong SGK. Mặt khác, chương trình phổ thông tổng thể cũng định hướng từ việc đọc hiểu một văn bản học sinh có thể vận dụng đọc hiểu nhiều văn bản khác có cùng đặc trưng. Trong chương trình mới cũng chỉ quy định giáo viên căn cứ vào khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, chuẩn kiến thức kỹ năng để lựa chọn nội dung dạy học phù hợp và SGK chỉ là tư liệu dạy và học mà thôi”.

Lý giải với VTV về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho hay: "Do sách giáo khoa cụ thể hóa mục tiêu của chương trình nên ý cuối cùng trong câu này nhằm nhấn mạnh yêu cầu không dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành".

Ông Thành cho biết, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu "bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu", nghĩa là không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với ngữ liệu trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc diễn đạt như trên đã gây ra hiểu lầm là Bộ GD&ĐT chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học.

"Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT", ông Thành nhấn mạnh.

Ông Thành cho biết thêm, trong quá trình tập huấn triển khai thực hiện sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về việc này để các nhà trường, giáo viên, học sinh thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ.

PV (t/h)

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
Hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, máy móc,.. của Trung Quốc đến Việt Nam tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 28/3, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn NTM năm 2021. Phát huy kết quả đạt được, huyện tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Trong 3 ngày 28, 29, 30/3, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024 và các sự kiện bên lề.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Theo hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5-10/5 theo hình thức trực tuyến. Trước đó, thí sinh sẽ được đăng ký thử từ ngày 24/4-28/4.