SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Trải lòng về chuyện đời, chuyện nghề của những nữ nhà báo trẻ

11:44, 26/06/2017
(SHTT) - Với những nữ nhà báo, nữ phóng viên, họ không chỉ mang cây bút của mình làm đẹp cho xã hội mà còn phải làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ. Bởi vậy mới nói rằng tình yêu với nghề là thứ duy nhất giúp họ có thể gắn bó được công việc này, với sự hy sinh thầm lặng này.

Một số người thì nghĩ rằng nghề báo là một nghề năng động, đầy danh tiếng và đầy màu hồng của vinh quang nghề nghiệp nhưng họ lại không biết rằng phía sau những ngòi bút đanh thép đó lại là một nghề nghiệp phải va chạm và chịu đẩy rủi ro.

Vì vậy nghề báo thực sự là một lựa chọn thách thức và đặc biệt nó là một lãnh địa không phải và không nên của phụ nữ. Những sự hy sinh của họ khó nói thành lời. 

trai long ve chuyen doi chuyen nghe cua nhung nu nha bao tr

 Trải lòng về chuyện đời, chuyện nghề của những nữ nhà báo trẻ. Nguồn: Internet

Với những người làm báo thì họ đã quen với áp lực, căng thẳng, luôn bận rộn để mang đến cho độc giả những tin tức mới, đưa những cái xấu trong xã hội ra ánh sáng. Nhưng với phụ nữ làm báo, những người được coi là phái yếu thì họ còn phải chịu nhiều hy sinh, thiệt thòi hơn, không chỉ trên con đường thăng tiến mà họ còn có thể phải đổ cả máu nơi chiến trường với các bản tin nóng, loạt bài điều tra nguy hiểm. Đằng sau những bút danh thân quen là cả một sự trăn trở, hiểm nguy và chính phụ nữ biết rằng khi dấn thân vào nghề báo thì họ phải chấp nhận đánh đổi.

Nhưng vượt lên trên tất cả, bằng niềm đam mê và bản lĩnh nghề nghiệp, những nhà báo, phóng viên, biên tập viên nữ vẫn đang ngày một khẳng định khả năng cũng như vị trí của mình. Họ đã góp một phần lớn trong công cuộc cách mạng báo chí của Việt Nam.

trai long ve chuyen doi chuyen nghe cua nhung nu nha bao tr a

 Hình ảnh đẹp của một nữ phóng viên nước ngoài ở chiến trường. Nguồn: Internet

Là một nữ phóng viên, biên tập viên, tôi hiểu rõ những khó khăn mà một cô gái làm báo phải trải qua. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm sở thích với viết lách, lớn lên chút nữa, tôi đã quyết tâm thi đỗ Học viện báo chí tuyên truyền, đây chính là bàn đạp để đưa tôi đến gần ước mơ.

Tập tành với nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi quen với việc làm truyền thông, làm tin rồi viết bài cộng tác cho các báo. Sau đó, tôi được đi kiến tập, thực tập và ngòi bút cũng vững hơn nhiều khi được gặp gỡ những anh chị tiền bối, những người không chỉ dạy tôi kinh nghiệm trong nghề mà còn cả kỹ năng cuộc sống.

Ra trường được 2 năm nhưng đến hiện tại tôi đã có 5 năm làm trong nghề. Nhìn lại quãng đường đã qua, tôi càng trân trọng con đường mình đã chọn.

Bước đi trong nghề của tôi là những đêm khuya thức trắng viết bài hay dịch tin nóng quốc tế để kịp xuất bản, là những hôm nhễ nhại mồ hôi chạy đi làm tin, đi tác nghiệp mùa thi hay đi hội thảo, sự kiện. Tôi cũng quen với việc bỏ bữa vì "đang vội việc", bố mẹ tôi quen với những câu nói: "Bố mẹ ăn cơm trước đi, con đi lấy tin chưa về được". Yêu một cô gái làm báo, người yêu tôi cũng quen với việc bạn gái mình tự dưng "mất hút" khi đang nhắn tin và chỉ kịp trả lời qua cuộc điện thoại "Em đang vội việc nhé".

Tôi cũng nhớ những đêm chuẩn bị tắt máy tính đi ngủ thì lại được báo có tin nóng và cần xử lý. Có một cô con gái làm báo, bố mẹ tôi cũng tự hào lắm và luôn ủng hộ niềm đam mê của con nhưng sau đó cũng là những tiếng thở dài xót xa. 

Có những lúc tôi tâm sự: "Mẹ ơi, hay con nghỉ việc nhé, nghỉ 1 tháng thôi, con mệt quá, con không được nghỉ một ngày nào cả" nhưng cuối cùng, ngoài kia vẫn có những tin nóng và tôi vẫn lại viết với tình yêu nghề. Với một cô gái làm báo còn độc thân như tôi thì điều tôi trăn trở là "Nếu có gia đình, tôi chăm sóc gia đình nhỏ như thế nào?".

Đó chỉ là góc khuất rất nhỏ trong chuỗi khó khăn của một cô gái làm báo trẻ như tôi. Còn với những nữ nhà báo đã có dày dặn kinh nghiệm thì quãng đường làm báo của họ còn nhuốm cả máu và nước mắt.

Dưới đây là một vài chia sẻ của những nữ phóng viên đang tận tâm với nghề:

Cô gái trẻ sinh năm 1985, Nguyễn Thị Minh Long, bút danh Mộc Miên của Pháp Luật Plus cũng đã có không ít những bài viết phóng sự điều tra nhận được nhiều phản hồi tích cực từ độc giả, cô cũng là nữ nhà báo đã giúp nhiều người dân tìm lại công bằng.

Minh Long đã chia sẻ về một kỷ niệm trong nghề:

"Tỉnh Quảng Ninh được coi là điểm nóng của việc đào trộm và khai thác than, cùng với những cuộc chiến tranh giành lãnh địa giữa các thế lực đang khai thác trái phép. Tôi là một cô gái có thân hình nhỏ nhắn và tuổi đời con rất trẻ nhưng với lòng yêu nghề và đam mê với lĩnh vực điều tra, tôi đã không ngần ngại và dám xông pha trên mặt trận với những thế lực nguy hiểm tại điểm nóng khai thác than thổ phỉ tại Hoành Bồ.

Điều đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã nổi tiếng với các băng nhóm, giang hồ cộm cán, nhiều thành phần nguy hiểm bảo kê cho hoạt động khai thác than trái phép, tại khu vực nguy hiểm như vậy, chỉ cần có một chút sơ hở thôi, nếu bị phát hiện thì tôi khó có thể giữ được tính mạng.

Để điều tra khai thác than thổ phỉ tại Hoành Bồ,  tôi phải mất gần một tuần cứ vạ vật ở khu vực khai thác than, lương thực mang theo vẻn vẹn vài gói lương khô, có lúc thì nhai bánh mỳ, cũng có khi phải nhịn đói, uống nước lọc cầm hơi để hoành thành tốt nhiệm vụ được giao phó. Không những vậy, tôi còn phải cắt đứt toàn bộ thông tin liên lạc với người thân, bạn bè, tránh bị phát hiện, hoàn thiện vai diễn là người đi buôn bán và chờ đợi thời cơ, ở khu vực này rất nhiều đối tượng do thám cho “than tặc” mà dân địa phương gọi là “chim lợn”, chỉ cần lọt vào tầm ngắm và bị chúng nghi ngờ thôi là toàn bộ kế hoạch bị đổ vỡ và đã có nhiều lần các đối tượng xăm trổ dùng súng lắp đạn hoa cải rượt đuổi.

Thật may mắn, tôi đã thoát khỏi “điểm nóng”, lúc đây tim mới vỡ hòa hạnh phúc là mình đã từ cõi chết trở về. Và điều đáng mừng hơn, những gì mà tôi cống hiến, hy sinh và chịu đựng gian khổ cũng đã được đền đáp một cách xứng đáng. Loạt bài: “Khai thác than thổ phỉ hoành hành tại Quảng Ninh” của tôi đã đạt giải C giải Báo Chí Quốc gia năm 2016.

Sau khi loạt bài đăng tải thì đã có hiệu ứng vô cùng tốt đẹp, nạn khai thác than trộm ở nơi đây cũng đã giảm đi đáng kể, các cán bộ chính quyền sở tại để tình trạng khai thác than trái phép xảy ra cũng đã bị cách chức, kiểm điểm và luân chuyển đi nơi khác, thay thế vào đó là các lãnh đạo mới giữ trọng trách và quyền điều hành tốt hơn".

trai long ve chuyen doi chuyen nghe cua nhung nu nha bao tr b

 Nữ nhà báo Nguyễn Thị Minh Long nhận giải C giải Báo chí quốc gia 2016

Một trong những nữ phóng viên chiến đầy bản lĩnh của Tạp chí Sở hữu trí tuệ là chị Nguyễn Hồng cũng đã chia sẻ về những khó khăn trong nghề: "Trong suốt bao năm làm việc, tôi đã gặp không ít những mảnh đời khó khăn. Cùng với đó là cả những trăn trở hàng đêm, làm sao để có thể mang lại công bằng cho người dân. Tôi đã từng đi nhiều nơi, từng một mình vào những vùng nguy hiểm chỉ cốt để tìm ra sự thật và bằng ngòi bút của mình có thể đưa những vụ việc ra ánh sáng. May mắn rằng tôi có một người chồng luôn ủng hộ vợ hết mình trong sự nghiệp, dù không làm cùng ngành nhưng anh có thể sẵn sàng đi cùng vợ điều tra để viết bài".

Minh Nguyệt, một phóng viên từng làm ở Vietnamnet cũng kể lại những kỷ niệm trong nghề của mình: "4 năm gắn bó với mùa thi đại học là những kỉ niệm đặt biệt nhất với tôi, những kỉ niệm đặc biệt đầy hỷ, nộ, ái, ố trong 5 năm làm nghề. Những ngày mùa thi cũng thường là thời điểm nóng nhất của mùa hè, có khi Hà Nội hơn 40 độ... Và tôi đã gặp những người cha, người mẹ ngồi cả ngày trong khuôn viên sân trường đợi con trên tấm bạt đa năng. Tôi gặp những ánh mắt và cả rừng cánh tay bám vào cổng trường đợi trống hết giờ để mong lắm thấy con tươi cười chạy ra từ phòng thi. Tôi gặp người ông chở cháu hơn 30km từ sáng sớm và bó hoa tặng cháu ở điểm thi ĐH Thủy Lợi năm 2016, gặp người cha khuyết tật chạy xe ba gác đưa con đến điểm thi ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2014... Những câu chuyện ấy khiến tôi và biết bao đồng nghiệp tác nghiệp mùa thi quên đi cả nắng, nóng và mệt nhọc...".

Trong khi đó cô gái có bút danh Hoàng Trang, từng là phóng viên của Đời sống Pháp luật lại cho hay những khó khăn chị gặp phải chính là những lần đi phỏng vấn, tìm hiểu các sự việc tiêu cực, trái chiều hay những lần phải đi công tác ở vùng sâu vùng xa. Những kỷ niệm đáng nhớ về nghề trong chị là những lần đi miền núi lấy tin, giao thông không thuận lợi, không có nhà nghỉ, hiếm quán ăn, đồng bào các dân tộc không thạo tiếng kinh nên chị gặp không ít khó khăn.

Chị Hoàng Trang cũng nhớ lại những ngày đầu làm báo đầy gian nan khi công việc chưa ổn định, chế độ không có ngoài tiền nhuận bút. Nhưng vì muốn học hỏi, muốn được cọ sát nên chị chấp nhận và nuôi dưỡng tình yêu với nghề.

Hương Mi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.