SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Tiết lộ những điều ít biết về thiên tài vật lý Stephen Hawking

07:30, 15/03/2018
(SHTT) - Thông tin thiên tài tài vật lý Stephen Hawking qua đời đã để lại nhiều nuối tiếc trong giới khoa học. Mặc dù mắc chứng thoái hóa thần kinh vận động từ năm 21 tuổi, Stephen Hawking đã vượt lên bệnh tật, trở thành nhà khoa học đáng kính với những đóng góp thay đổi thế giới.

Giáo sư vật lý nổi tiếng Stephen Hawking vừa qua đời vào sáng ngày 14/3 tại nhà riêng ở Cambridge (Anh) sau hơn 50 năm chống chọi với căn bệnh xơ cứng teo cơ (ALS), hưởng thọ 76 tuổi.

Trong suốt cuộc đời sống và làm việc vì sự phát triển khoa học vũ trụ, nhà vật lý người Anh đã để lại gia tài gồm nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ có ý nghĩa rất lớn tới sự phát triển của nhân loại.

165106-stephen-hawking

 

Mới đây, CNN đã tóm lược lại cuộc đời và tiết lộ những điều ít biết của nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng thế giới, nhà vũ trụ học, nhà thiên văn học và nhà toán học, Stephen Hawking.

Ông có một tuổi thơ mờ nhạt, từng là học sinh "bết bát"

Stephen Hawkingsinh ngày 8/1/1942, trùng với kỷ niệm 300 năm ngày mất của nhà Vật lý, Thiên Văn, Toán học Galieo Galile tại Oxford, Anh. Cha của ông, Frank Hawking, từng giữ chức trưởng bộ môn Ký sinh trùng tại Viện Nghiên cứu Y học quốc gia và hướng con trai đi theo con đường y học. Nhưng ngay từ nhỏ Stephen Hawking đã bộc lộ niềm đam mê mãnh liệt với khoa học và vũ trụ.

Stephen Hawking sinh ra trong một gia đình tri thức và có truyền thống nghiên cứu khoa học ở Anh. Trong mắt những người hàng xóm, gia đình Hawking có phần lập dị. Trong các bữa ăn, mỗi người cầm một quyển sách để vừa ăn vừa im lặng đọc sách.

photo-3-1521013618733225505615

 

Vì là những nhà nghiên cứu khoa học nên họ có cuộc sống giản dị và có phần nghèo khó. Họ đi lại bằng những phương tiện công cộng tồi tàn và cũ kỹ. Suốt thời ấu thơ, Hawking và các em thường chứng kiến cảnh cha đi công tác xa nhà.

Vào thời kỳ đầu đến trưởng, kết quả học tập của Stephen Hawking không mấy nổi trội. Thậm chí ông không thể đọc, viết thành thạo.

photo-1-15210136187301921284535

 

“Chị gái tôi, Philippa biết đọc khi mới 4 tuổi, còn tôi thì mãi đến 8 tuổi mới có thể đọc chữ thành thạo. Vở viết của tôi rất lộn xộn, những bài tập của tôi luôn khiến các cô giáo thất vọng. Tôi chưa bao giờ xếp hạng ở nửa trên của lớp, thế nhưng bạn học thường gọi tôi bằng biệt danh “Einstein”. Có lẽ họ đã nhìn thấy dấu hiệu của điều gì đó tốt hơn”, Stephen kể lại.

Mặc dù từng được nhận bằng danh dự của đại học Oxford, nhưng giáo sư Hawking cũng thừa nhận, ông là một sinh viên lười khi còn ở đại học này. Khi đó, Hawking hầu như không dành quá 1 giờ cho việc học. “Tôi không tự hào về quãng thời gian đó. Tôi chỉ mô tả thái độ thực tế của mình vào thời điểm đó: Chán nản và cảm thấy không có thứ gì đáng để nỗ lực, cố gắng”.

photo-6-1521013618744876210438

 

Đấu tranh không ngừng nghỉ với chứng xơ cứng teo cơ một bên

Năm 1963, Hawking mới 21 tuổi, ông được chuẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động, xơ cứng teo cơ (ALS). Khi đó, các bác sĩ cho rằng ông chỉ sống thêm được 2 năm nữa.

ALS là dạng bệnh tiến triển, nghiêm trọng dần theo năm tháng. Ban đầu, ALS khiến cơ bắp yếu hoặc cứng hơn. Bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề về hoạt động tinh như cài cúc áo, xoay chìa khóa và ngã nhiều. Lâu dần, họ không thể chuyển động cánh tay, bắp chân, đầu và toàn thân.

photo-1-1521010347686915544586-15210112595321629789066

 

Bệnh nhân ALS vẫn suy nghĩ và học tập được. Trí nhớ cùng khả năng ra quyết định bị ảnh hưởng song năm giác quan còn nguyên vẹn. ALS không gây đau đớn hay lây truyền nhưng tàn ác ở chỗ người bệnh nhận thức cơ thể bị tàn phá đến giây phút cuối cùng.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh qua đời vì suy hô hấp khi tế bào thần kinh kiểm soát cơ hô hấp ngừng hoạt động hoặc do suy dinh dưỡng, mất nước khi cơ kiểm soát hoạt động nuốt bị hư hại.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, Hawking rơi vào trầm uất. Đối với bất cứ ai, nhất là một anh chàng trẻ tuổi đang tràn đầy tham vọng, đây là một cú sốc lớn và nó khiến Stephen suy sụp hoàn toàn. Ông phải vật lộn với căn bệnh quái ác, cũng chính nó khiến ông hoàng vật lý tương lai trở nên gầy gò, chỉ còn da bọc xương, toàn thân tê liệt ngoại trừ hai ngón của bàn tay trái.

photo1521009735262-15210097352631773294562-15210112730772083349770

 

Hơn thế nữa, với dây thanh quản bị cắt mất, ông chỉ có thể giao tiếp thông qua chiếc máy tổng hợp giọng nói. Quả thật, những triệu chứng trên có thể đánh sập vĩnh viễn một người trưởng thành, khiến họ chìm trong u uất, suy sụp.

Mặc cho căn bệnh ngày càng diễn tiến xấu đi, Hawking bắt đầu khó khăn trong tự đi lại và giọng của ông hầu như không thể hiểu được, ông vẫn quay trở lại công việc với niềm hứng thú.

Hôn nhân nhiều sóng gió

May mắn thay, dù bệnh tật như vậy nhưng ông lại có 2 người vợ quan tâm chăm sóc ông. Đó là Jane Wilde, bạn của em gái ông, người mà ông gặp ít lâu trước khi chẩn đoán bệnh, tiếp tục phát triển. Hai người đính hôn vào tháng 10 năm 1964. Ông và Jane kết hôn ngày 14/7/1965.

Những năm mới cưới đầy hoạt động sôi nổi: Jane sống ở London trong thời gian cô hoàn thành việc học đại học và họ tới Hoa Kỳ vài lần tham gia hội thảo và các cuộc gặp liên quan tới vật lý.

 Và Jane đã hứa hẹn sẽ chăm sóc Stephen khi bệnh tình bệnh tình ngặt nghèo dường như đang bóp nghẹt cuộc sống và tương lai của ông. Không lâu sau đó, Jane Wilde nhận lời cầu hôn của Hawking trong hạnh phúc.

photo-5-15210136187391546517664

 

Chẳng bao lâu sau khi cưới, Stephen Hawking bại liệt hoàn toàn, thậm chí còn mất khả năng nói. Nhưng tình yêu dành cho khoa học và sự ủng hộ hết mình của vợ đã tiếp thêm sức mạnh để Stephen Hawking tiến lên phía trước và đạt được những thành tựu không tưởng. Ba đứa trẻ lần lượt ra đời là kết tinh tình yêu của nhà vật lý tài năng và người vợ Jane Wilde.

photo-9-1521013618751769215369

 

Từng có lúc bác sĩ hỏi ý kiến Jane về việc chấm dứt các thiết bị duy trì sự sống của Stephen Hawking nhưng bà đã kiên quyết từ chối và nguyện làm mọi cách để ông có thể tiếp tục sống. Và Hawking đã tiếp tục sống một cách kỳ diệu sau khi trải qua cuộc phẫu thuật mở khí quản, phải được chăm sóc đặc biệt suốt ngày đêm và loại bỏ nốt khả năng phát âm ít ỏi còn lại của ông.

Tuy nhiên, trong quá trình đó, Stephen Hawking lại dần dần gần gũi hơn với một trong các y tá chăm sóc ông, Elaine Mason. Sau đó, Hawking quyết định rời bỏ Jane để tới với Elaine vào tháng 2/1990. Họ chính thức li dị năm 1995 và tới tháng 9 thì Hawking kết hôn với Elaine. Nhưng cuộc hôn nhân này không mấy hạnh phúc. Năm 2006, cuộc hôn nhân thứ 2 của Stephen Hawking chấm dứt trong lặng lẽ, ông nối lại quan hệ gần gũi hơn với vợ cũ Jane Wilde và các con cháu.

image-1521011081793333034695

 

 Đó là câu chuyện về tình yêu không điều kiện giữa nhà vật lý thiên tài và người vợ đầu tiên lại trong cuốn hồi ký Travelling to Infinity: My Life with Stephen của chính người trong cuộc, Jane Wilde. Và câu chuyện đó đã được tái hiện trong phim điện ảnh The Theory of Everything, ra mắt năm 2014.

Những cống hiến vĩ đại cho khoa học

Ông được đánh giá là thiên tài bởi những đóng góp quá lớn cho khoa học trong một cơ thể bệnh tật hiểm nghèo.

Trong số những công trình khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lý thuyết lực hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối tổng quát và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking).

photo-1-1521002105465105732408

 

Cuốn sách “Lược sử thời gian” của Hawking, trong đó nêu ra Lý thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang), đã đưa ra những lý thuyết khiến cho khoa học phải thay đổi tư duy về bản chất của vũ trụ. Cuốn sách dẫn đầu các danh sách bán chạy nhất ở Anh và Mỹ và duy trì vị trí trong nhiều năm liên tục.

Nỗ lực sống mãnh liệt cùng sự dũng cảm, kiên trì chống lại bệnh hiểm nghèo của Stephen Hawking đã trở thành bằng chứng kỳ diệu có thấy sức sống tuyệt vời của con người.

Qua đời ở tuổi 76, nhưng ông vẫn mãi là ngôi sao sáng trong bầu trời khoa học và truyền cảm hứng to lớn cho hàng triệu người dân trên khắp thế giới.

Thanh Hoàng

Tin khác

Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Robot Emo được đánh giá là robot thế hệ mới, có thể đoán trước nụ cười của người đối diện chỉ trong vòng 0.9 giây, đồng thời cùng lúc tạo ra biểu cảm tương tự trên khuôn mặt mình.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.