SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Thường xuyên ăn tiết canh, người Việt đang tự rước bệnh vào người

16:00, 26/05/2017
(SHTT) - Tiết canh là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng đây lại là món ăn chứa nhiều mầm bệnh nhất bởi nó chính là máu động vật tươi, nguy hiểm hơn cả khi nó là máu của động vật bị nhiễm bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu những loại bệnh có thể mắc phải khi ăn tiết canh.

Những quan niệm sai lầm về ăn tiết canh

Vào dịp đầu tháng, nhiều người Việt Nam quan niệm rằng ăn tiết canh để có thể gặp nhiều may mắn vì vậy những ngày này, ở các quán lòng lợn tiết canh luôn đông khách. Nhiều người còn coi tiết canh là món ăn khoái khẩu và cho rằng ăn tiết canh mát và bổ nhưng không biết rằng họ đang tự rước bệnh vào thân.

Đặc biệt, ngày nay người dân không chỉ ăn tiết canh của những loại động vật, gia cầm phổ biến như lợn, vịt, dê mà còn ăn tiết canh của cả những động vật hoang dã như nhím, trũi và thậm chí họ còn uống tiết sống lấy từ rắn, dê.

nhung loai benh co the mac phai khi an tiet canh

 Thường xuyên ăn tiết canh, người Việt đang tự rước bệnh vào người

Rất nhiều người cho rằng, việc ăn tiết canh dê, vịt "nhà làm" là rất an toàn, thậm chí còn thơm ngon bổ dưỡng chứ không phải như ngoài hàng; tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, "tiết canh nhà làm" vẫn có thể chứa mầm mống bệnh.

Nhiều người còn mang suy nghĩ rằng ăn tiết canh sẽ mát, bổ và chữa được bệnh. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có cơ sở nào khẳng định điều đó.

Trên Zing.vn, bác sĩ Cao Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng Hội Đông y Hà Nội cũng khẳng định, tiết canh không có tác dụng chữa bệnh.

nhung loai benh co the mac phai khi an tiet canh a

 Ăn tiết canh nguy hiểm như thế nào?

Thực chất, tiết canh là máu của động vật tươi được pha với nước mắm hoặc nước muối nhạt để chống đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ. Như vật tiết canh vốn là món ăn sống và chứa trong đó rất nhiều mầm bệnh mà con người không biết.

Theo thông tin được đăng tải trên Zing.vn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ rằng: "Tiết canh mang rất nhiều mầm bệnh, nhất là máu của các con lợn, gà, vịt... đang bị nhiễm bệnh. Ví dụ, nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì nguồn máu của nó sẽ chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, người dùng tiết canh từ con vật này sẽ có nguy cơ nhiễm các bệnh như liên cầu lợn, nhiễm giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể gây tử vong”.

Ông Thịnh còn cho biết thêm rằng nguy cơ nhiễm chất độc từ máu các động vật rất cao. Trong quá trình cắt tiết con vật, có cả máu đen, máu đỏ mà người làm ít phân biệt được. Ông cho hay máu đen là chất thải độc của con vật, hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.

nhung loai benh co the mac phai khi an tiet canh b

 

Trong chương trình Giờ gia đình (VTV2), BS Phạm Thu Hương, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cũng từng cho biết rằng không chỉ máu của động vật bị nhiễm bệnh mà phần họng, phủ tạng được đem ra chế biến cùng tiết canh không được làm sạch hoàn toàn cũng chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn. Khi đó, người ăn tiết canh sẽ đưa mầm bệnh vào cơ thể. Vì vậy, mọi người không nên sử dụng món ăn này dưới mọi hình thức.

Những loại bệnh có thể mắc phải khi ăn tiết canh

Rối loạn tiêu hóa

Nguy cơ trước tiên mà người ăn tiết canh hay bị đó là chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân do nhiễm khuẩn như tả, lỵ, E. Coli và nặng hơn có thể do ngoại độc tố của tụ cầu vàng, một tác nhân rất hay nhiễm vào các thức ăn để lâu và gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa cũng có thể do nhiễm các chất độc, chất phụ gia hoặc dị ứng với các thành phần có trong bát tiết canh. Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp và có thể sốt nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng.

nhung loai benh co the mac phai khi an tiet canh c

 Những loại bệnh có thể mắc phải khi ăn tiết canh

Bệnh lợn gạo

Bệnh lợn gạo hay còn gọi là bệnh nhiễm sán dây, đây là căn bệnh dễ dặp khi ăn tiết canh lợn. Trứng và ấu trừng sán dây trong cơ thể lợn thường giống như hạt gạo. Nó thường khu trú ở trong các bắp thịt lợn (thịt nạc vai nhiều nhất), cả cơ mí mắt, óc, đặc biệt các hạt gạo tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ của lợn. Những phần trên cũng thường được dùng để chế biến tiết canh.

Người ăn tiết canh của lợn gạo chưa chín kĩ thì có thể sẽ mắc bệnh sau vài tháng. Sau khi vào ruột, đầu ấu trùng ra ngoài, bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tháng rưỡi. Sán dây cũng phát triển ở người và hình thành nang sán như ở cơ thể lợn.

Bệnh liên cầu lợn

Vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và tiết ra nhiều độc tố gây nhiễm khuẩn máu nghiêm trọng. Khi người ăn tiết canh bị nhiễm khuẩn máu sẽ có các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa.

Người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng dẫn tới sốc nhiễm khuẩn. Biểu hiện của tình trạng sốc nhiễm khuẩn là tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

nhung loai benh co the mac phai khi an tiet canh d

 Những loại bệnh có thể mắc phải khi ăn tiết canh

Bệnh viêm màng não

Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn gây ra với các biểu hiện như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không sẽ gây phù não, hôn mê và tử vong.

Nguy cơ nhiễm virut gia cầm như A/H5N1, H1N1, H7N9, H10N8

Khi ăn tiết canh gà, tiết canh vịt hay các loại gia cầm khác thì người ăn sẽ dễ bị nhiễm các loại virut gia cầm và có tỉ lệ tử vong cao.

Tăng nguy cơ bị gút

Món tiết canh có khả năng làm tăng đột biến lượng axít uric trong máu và làm tăng nguy cơ khởi phát cơn gút cấp. Đối với nhiều người bị gút, ăn tiết canh gần như gắn liền với cơn gút cấp biểu hiện ngay sau đó.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các căn bệnh nhiễm khuẩn không chỉ lây dễ dàng qua đường tiêu hóa mà còn qua đường tiếp xúc. 

Những người chăm sóc, giết mổ, vận chuyển thịt, máu các con vật có bệnh có thể bị lây nhiễm qua các vết thương, vết xước ở da. Do đó, những người giết mổ, phân phối, chế biến thịt lợn, gia cầm, thủy cầm cần phải đi găng tay đảm bảo chất lượng.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.