SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Thuốc ho được sản xuất từ dầu ăn và phẩm màu

07:00, 22/08/2018
(SHTT) - TP.HCM vừa phát hiện một cơ sở sản xuất thuốc ho bằng... dầu ăn và phẩm màu với công nghệ 'xô chậu'.

Ngày 13/8, ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM đã kiểm tra trụ sở chính ở quận Tân Bình lẫn nơi sản xuất tại quận 12 của Công ty Hotel Students. Khi kiểm tra, cơ sở đang sản xuất thực phẩm trong điều kiện không đảm bảo, có 13 loại sản phẩm được đóng trong hơn 200 thùng giấy. Nguyên liệu, hóa chất đựng trong các can nhựa không nhãn mác đặt dưới nền nhà, có rất nhiều thùng dầu ăn lớn dùng để phối trộn với các thành phần khác.

an-toan-thuc-pham-8603-1534825961

Nguyên liệu chứa trong các can nhựa không nhãn mác bị thu giữ tại cơ sở. Ảnh: Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM. 

Những sản phẩm đựng trong thùng giấy có hình dạng giống thuốc hoặc thực phẩm chức năng, trên nhãn ghi thông tin như "Viên Gelatin Eucalyptol", "sản phẩm không phải là thuốc"... Công dụng sản phẩm được ghi là chữa ho.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, là thuốc hay thực phẩm chức năng đều cần đăng ký sản xuất. Trong khi đó chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ cần thiết. Nhà chức trách yêu cầu cơ sở ngưng hoạt động và buộc tiêu hủy hơn 400 kg nguyên liệu, trên 669 kg hàng hóa không nhãn mác, hơn 800 kg bán thành phẩm chưa ép vỉ, 214 nghìn viên đã được ép vỉ. 13 loại sản phẩm chứa trong hơn 200 thùng cũng bị yêu cầu hủy.

Ngày 17/8, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM ra quyết định xử phạt Hotel Students hơn 114 triệu đồng. Công ty này không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đơn vị không đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

cv

Công văn khẩn của Bộ Y tế. 

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh các nội dung phản ánh nêu trên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có, báo cáo kết quả thực hiện về Cục trước ngày 27/8.

Trước đó, từ thông tin của bạn đọc, phóng viên VTV1 đã tìm hiểu một cơ sở sản xuất thuốc ho bẩn, cơ sở này bán ra thị trường hàng ngàn lọ thuốc ho. "Thuốc" ho với giá bán 70.000 đồng một lốc 10 hộp được hướng dẫn là dùng được cho cả người lớn và trẻ em đang được bày bán rất nhiều trên các "nhà thuốc" trên mạng.

1_23458

 Sản phẩm thuốc ho bẩn vừa được phát hiện.

Theo phản ánh của người dân, loại thuốc ho mà họ mua trên mạng có những dấu hiệu bất thường như tem nhãn không ghi nguồn gốc xuất xứ, liều lượng sử dụng và đặc biệt là có mùi hắc với nhiều dầu ăn dính quanh thuốc.

Vào cuộc điều tra phóng viên, thuốc ho được sản xuất theo "công nghệ xô chậu" với nguyên liệu chỉ là dầu ăn, phẩm màu. Đồng thời, trên website Cục An toàn Thực phẩm không có công ty Hotel Students và tên sản phẩm đạt chuẩn an toàn.

Kim Dung (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Liên kết hữu ích