SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Thử thách Rooftopping mới đến Việt Nam nguy hiểm như thế nào?

11:00, 18/05/2018
(SHTT) - Thử thách Rooftopping hay còn gọi là thử thách nóc nhà chọc trời hiện đã du nhập vào Việt Nam và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Và sau khi xảy ra 1 vụ tai nạn thảm khốc bởi thử thách này, Rooftopping đã được liệt vào danh sách trò chơi nguy hiểm hàng đầu thế giới.

Thử thách Rooftopping là gì và Thử thách Rooftopping nguy hiểm như thế nào?

Người tham gia - được gọi là "rooftopper" - trốn bảo vệ, cảnh sát trèo lên những nơi có độ cao chóng mặt như nóc cao ốc, đỉnh tháp, ống khói... quay phim, chụp ảnh trong tư thế mạo hiểm, rồi đăng lên mạng xã hội. Họ không sử dụng đồ bảo hộ để tăng thêm phần mạo hiểm. 

Về sau, các tay chơi “Roof-Topping” ngày thêm táo tợn như treo mình lủng lẳng, hay đi bộ quanh mép đỉnh cao ốc, cầu, hay cần cẩu như trong vụ cô Marisa Lazo, v.v…

Thiết bị ghi hình thường là camera gắn trên đầu, máy quay GoPro hay "combo" điện thoại và gậy selfie.

Những nơi có nhiều cao ốc mọc lên như Dubai, Thượng Hải (Trung Quốc), London (Anh), Moscow (Nga) thường thu hút các "rooftopper" tới thử thách độ liều lĩnh của bản thân.

rooftopping

 Thử thách Rooftopping là gì và Thử thách Rooftopping nguy hiểm như thế nào?

Hầu hết người chơi “New Urban Sport” như “Roof-Topping” là nam thanh niên nhưng cũng không hiếm các thiếu nữ gan lì như Marisa Lazo. Tất cả có chung đặc điểm là thích đùa giỡn với tử thần, khoái cảm giác mạnh khi lên đến đỉnh cao ốc hay chiếc cầu cao.

Không thấy tay chơi “Roof-Topping” nào có biện pháp an toàn, như đeo dây hay móc. Ngược lại, họ còn tìm đủ kiểu tăng độ liều mạng, như dùng 2 tay bám thanh thép rồi treo người lủng lẳng trên các cần cẩu khổng lồ mà không có dây nịt an toàn, thậm chí chỉ bám bằng một tay…

Với nhiều người trò chơi “Roof-Topping” quá nguy hiểm, thậm chí dại dột. Nhưng nó vẫn ngày càng phổ biến trong giới trẻ.  đặc biệt trong thời đại Social Media khi người ta chạy đua từng giây từng phút để tìm “like”, “follow”,  “view” trên các trang mạng Instagram, Twitter, Facebook…

Thử thách Rooftopping đã đến Việt Nam

Trong khi "rooftopping" phổ biến ở nước ngoài từ nhiều năm nay, trào lưu này chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam và thường bị nhầm với "parkour" - trò mạo hiểm mang phong cách hip hop với những cú nhảy, nhào lộn ngoạn mục.

rooftopping 1

 

Cũng bởi "hiếm có khó tìm", sự lan truyền của video hơn 16 phút ghi lại hành trình nhóm 3 nam thanh niên leo lên nóc tòa nhà 38 tầng được cho là Central 1 (cao 158 m, ở quận Bình Thạnh, TP.HCM) bị cộng đồng mạng phản ứng gay gắt.

Tuy mức độ mạo hiểm của hành động không thể so sánh với "trình" của các "rooftopper" đình đám thế giới, N.H.L. - người đăng tải video tại kênh có hơn 10.500 subscribers - cũng dùng hashtag #saigonrooftopper để mô tả bản thân.

Sau khi video chinh phục nóc nhà Central 1 lan truyền, H.L. cho Zing.vnbiết anh đã làm việc với công an và đại diện ban quản lý tòa nhà. L. từ chối chia sẻ chi tiết.

Người này cũng xóa toàn bộ video và ảnh chụp vắt vẻo trên các nóc nhà chọc trời ở Sài Gòn (Central 1, Thuận Kiều Plaza, Bitexco) và Vũng Tàu khỏi kênh video, cũng như trang Instagram cá nhân.

Thanh niên Trung Quốc tử vong vì thử thách Rooftopping

Một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc đã từng được chia sẻ nhanh chóng, cho thấy nam thanh niên thực hiện các động tác lên xà, khi đang treo mình trên nóc một tòa nhà 62 tầng ở Hồ Nam, Trung Quốc. Anh không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào từ đai đến dây cáp. 

Sau đó chàng trai không leo lại lên nóc nhà được, điều anh vẫn thực hiện được trong hàng chục video trước đó. Anh dừng lại và tuột tay. Sự cố xảy ra ngày 8/11/2017.

Ngô Vịnh Ninh, 23 tuổi, có biệt danh trên mạng xã hội Trung Quốc là The Extreme (Cực Hạn), là một trường hợp tử vong trong trào lưu liều mạng này.

Hải Lâm (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức phát động cuộc thi Robocon lần thứ nhất năm 2024, theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến 9 điểm cầu của các phòng GD&ĐT các huyện, thị xã.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Giải thưởng VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ, trong đó có gần 15% đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trang web tại địa chỉ ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo cổng thông tin của Thông tin và Truyền thông là 1 trong 20 website lừa đảo vừa được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin đưa ra cảnh báo.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.