SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Tăng cường nhận thức xử lý sai phạm về quyền tác giả ra sao?

17:15, 08/11/2016
Câu hỏi: Được biết Chính phủ có văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm quyền tác giả. Xin hỏi, những ai là đối tượng điều chỉnh của văn bản này? (Phi Nhân-102/12/45 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP.HCM)

Trả lời:

Chính phủ có văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề này, nhưng không đơn thuần là xử lý vi phạm mà là có nhiều biện pháp xung quanh việc chấn chỉnh bổ sung các qui định pháp luật về quyền tác giả. Quyết định 649/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2012 về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam đến năm 2015. Theo đó,

1. Đối với các tổ chức đại diện tập thể

a) Đề xuất xây dựng cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể.

- Đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; về các tổ chức đại diện tập thể.

- Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các loại hình tổ chức đại diện tập thể.

b) Nâng cao nhận thức pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan của hội viên các tổ chức đại diện tập thể, các tổ chức và cá nhân khai thác sử dụng.

- Tổ chức nâng cao nhận thức pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cho các hội viên của các tổ chức đại diện tập thể.

- Tổ chức nâng cao nhận thức pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cho các tổ chức và cá nhân khai thác sử dụng tác phẩm và các đối tượng quyền liên quan.

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động đại diện tập thể của các tổ chức đại diện tập thể.

sai pham quyen tac gia

Tăng cường nhận thức xử lý sai phạm về quyền tác giả ra sao? Ảnh: minh họa

c) Kiện toàn tổ chức, đào tạo cán bộ của các tổ chức đại diện tập thể.

- Củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý, nhân sự thúc đẩy hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể.

- Tổ chức đào tạo cán bộ của tổ chức đại diện tập thể.

2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước các tổ chức đại diện tập thể

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách, pháp luật

- Tổ chức rà soát chức năng, Điều lệ, tổ chức bộ máy hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể.

- Xây dựng báo cáo đánh giá hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể làm cơ sở đề xuất quy hoạch phát triển hệ thống tổ chức đại diện tập thể ở Việt Nam.

- Tổ chức thu thập nghiên cứu các tài liệu, thông tin quốc tế liên quan đến hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể: cơ chế quản lý điều hành hoạt động, biểu giá thu và phân phối tiền bản quyền…, tại các quốc gia phát triển.

- Xây dựng Đề án trình các cấp có thẩm quyền tổ chức thành lập tổ chức đại diện tập thể mới quản lý nhóm quyền hiện chưa có tổ chức đại diện tập thể.

- Tổ chức rà soát các văn bản pháp luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và liên quan đến các tổ chức đại diện tập thể nói riêng.

- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan; về chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức đại diện tập thể.

b) Nâng cao nhận thức pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.Tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn về nghiệp vụ quyền tác giả, quyền liên quan; xuất bản tài liệu, xây dựng các chương trình truyền thông, các chiến dịch tuyên truyền, thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tới các đối tượng liên quan.

c) Tổ chức đào tạo cán bộ

- Đào tạo kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cho cán bộ của các tổ chức đại diện tập thể thông qua việc tham dự hội thảo, lớp tập huấn nghiệp vụ ở trong nước, nước ngoài; tổ chức các chuyến nghiên cứu, khảo sát học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới về lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt chú trọng vào kỹ năng quản lý điều hành, thu và phân phối tiền bản quyền…

- Đào tạo kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cho cán bộ thuộc các cơ quan quản lý, thực thi từ trung ương đến địa phương thông qua việc tham dự hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn nghiệp vụ ở trong nước, nước ngoài; tổ chức các chuyến nghiên cứu, khảo sát học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới về lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt chú trọng vào kỹ năng xây dựng ban hành chính sách pháp luật, kinh nghiệm quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và kinh nghiệm thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan…

Luật sư Lý Thị Mai

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.