SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Suýt chết vì "mồi nhậu" ốc sên

10:25, 05/09/2018
(SHTT) - Ốc sên không phải là loài ốc độc, tuy nhiên chúng là môi trường lý tưởng cho nhiều loại ký sinh trùng “dựa dẫm”. Ăn ốc sên có nhiều nguy cơ ngộ độc và truyền giun sán…

Vừa qua, chỉ vì một phút cao hứng, anh N.T.K (26 tuổi, ở Bạc Liêu) đã phải tới Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.  Trước đó, trong một bữa nhậu, các bạn nhậu đã thách đố anh K nuốt thử ốc sên sống.

Tuy “chiến thắng” trên bàn nhậu, nhưng về tới nhà, anh K bị “miệng nôn trôn tháo” suốt 2 tuần liền. Người nhà đã phải đưa anh đến bệnh viện cấp cứu khi anh đã lên cơn sốt cao, người lừ đừ và đau nhức cơ toàn thân. Anh K được các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, Thần kinh đã tiến hành hội chẩn. Kết quả xét nghiệm cho thấy anh mắc bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm kí sinh trùng.

Trong ốc sên chứa nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm cho người ăn (ảnh minh họa)

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp, các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận những ca bệnh tương tự do ăn ốc sên không đúng cách. PGS-TS-BS. Bùi Hữu Hoàng, trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, ốc sên chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể là một món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, để có thể trở thành thực phẩm, ốc sên phải được nuôi trong môi trường đảm bảo. Bản thân ốc sên không có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây. Do đó, chúng là ký chủ của nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh, truyền ấu trùng giun sán cho người ăn.

Chúng cũng có thể ăn phải nấm độc hoặc các loại cây bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Đây chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc khi ăn ốc sên. Ngoài ra, loài ốc này thường chứa các protein lạ, dễ gây dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm. Khi ăn ốc sên nhiễm ấu trùng sáng sẽ dễ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, hơn nữa có thể gây tổn thương gan, xuất huyết bàng quang, thậm chí gây tử vong.

TS - BS. Nguyễn Bá Thắng, Phụ trách Khoa Thần Kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM còn cho biết: “Người bệnh bị viêm màng não do ăn phải các ấu trùng giun sán đang ký sinh trên cơ thể ốc sên sống. Sau đó, ấu trùng vào đường tiêu hóa, theo máu đến các cơ quan, xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây viêm não - màng não”.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu ăn ốc sên, chúng ta chỉ nên sử dụng loại ốc sên đang sống khỏe mạnh, được nuôi hoặc sinh sống ở những vùng sạch sẽ. Cũng chỉ nên ăn phần thịt của ốc sên, bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của chúng và tuyệt đối không ăn ốc sên được chế biến ở dạng sống hoặc chín tái để tránh bị nhiễm ký sinh trùng.

Tường Anh

 

 

Tin khác

Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.