SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Sử dụng đũa mốc: Con đường ngắn nhất dẫn đến ung thư

16:00, 25/12/2017
(SHTT) - Nhiều gia đình người Việt thường có thói quen sử dụng đũa trong một thời gian dài, thậm chí sử dụng đũa mốc trong bữa ăn hàng ngày mà không biết rằng chính những nấm mốc trong các loại đũa này lại là "sát thủ" gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm.

Sử dụng đũa mốc: Con đường ngắn nhất dẫn đến ung thư

Nhiều gia đình không có thói quen rửa chén ngay sau khi ăn cơm mà thường để vài tiếng sau đó. Thói quen này vô cùng có hại, vì vi khuẩn dễ dàng phát triển trong khoảng thời gian đó. Đặc biệt khi ngâm đũa vào nước có chứa dầu mỡ, thức ăn thừa, vi khuẩn từ nước này càng dễ xâm nhập vào đũa và làm đũa bị mốc.Với người Việt Nam, việc dùng đũa trở thành một nét văn hóa độc đáo. Tuy nhiên người Việt có thói quen không tốt, đó là chỉ thay khi đũa bị gãy, cong, vênh.... Nhiều gia đình sử dụng đũa trong nhiều năm mà không thay.

Có những trường hợp, người dùng chỉ tráng bằng nước sôi trước khi sử dụng khi thấy đũa bị mốc. Tuy nhiên, cách làm này chỉ giúp rửa trôi những vết mốc trên bề mặt mà không diệt tận gốc được những vi khuẩn có hại cũng như khử mùi nấm mốc.

su dung dua moc con duong ngan nhat dan den ung thu

 Sử dụng đũa mốc: Con đường ngắn nhất dẫn đến ung thư

Ít ai biết rằng ở môi trường ẩm ướt, tích nước là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển. Chính việc sử dụng đũa bị mốc là mầm mống gây nên các loại bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.

Bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn, Hội Y học TP.HCM, cho biết sau 3-6 tháng sử dụng, đũa sẽ đổi màu đậm hoặc nhạt hơn. Nếu quá thời gian trên, đũa sẽ trở thành nơi sản sinh ra các loại vi khuẩn nấm mốc gây bệnh.

Trong môi trường ẩm, những loại đũa làm từ gỗ trở thành nơi sinh trưởng cho nấm aspergillus flavus - một trong những loại nấm có chứa độc tố gây ung thư. Nghiêm trọng hơn, theo Tổ chức Y tế thế giới, đũa mốc còn sinh ra aflatoxin loại chất độc gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan. Chỉ cần hấp thu quá 1 mg aflatoxin người ăn cũng có nguy cơ mắc ung thư gan ở mức độ nặng. Bác sĩ Đoàn ví dụ một người có cân nặng khoảng 70 kg, nếu hấp thu quá 20 mg aflatoxin có thể dẫn đến tử vong.

Cũng trả lời về vấn đề này, trên báo Giadinh.net, bác sĩ Nguyễn Thanh Danh, Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM nhận định, các loại đũa gỗ có chất lượng kém, không trơn láng sẽ dễ bị bám thức ăn, nếu rửa không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do truỵ tim mạch.

Khi chúng ta cho đũa gỗ vào hỗn hợp đậu phộng và dầu ăn rồi rửa sơ bằng nước máy và để ở nhiệt độ thường thì sau bốn ngày, trên các đôi đũa xuất hiện một số đốm mốc màu trắng nhỏ li ti. Bởi vì “Đũa không được rửa sạch bằng xà bông và lau khô dễ bị vi khuẩn, vi nấm độc trong môi trường bám vào đồ ăn còn sót trên đũa và có nguy cơ lây vào thức ăn khi dùng đũa sau đó. Ngoài ra đũa còn có nguy cơ nhiễm hoá chất từ nước rửa chén”.

Cách bảo quản đũa để không bị mốc

Trước khi dùng đũa phải lau sạch

Trước khi dùng đũa phải lau sạch đũa với khăn khô để tránh trường hợp đũa vẫn còn ẩm, kết hợp với thức ăn sẽ khiến vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi. Tránh dùng khăn ẩm lau đũa, vì sẽ làm cho vi khuẩn dễ lây lan từ khăn ẩm sang đũa.

Phải rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng

Sau khi dùng đũa phải rửa ngay với nước rửa chén để loại bỏ dầu mỡ, thức ăn thừa bởi dầu mỡ chính là điều kiện để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.

Nếu đũa bị dính nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn mà việc tẩy rửa thông thường không loại bỏ được, hãy “luộc” đũa với một nhúm muối, một vài lát chanh hoặc giấm để dầu mỡ hoặc thức ăn thừa bong ra, đồng thời phòng tránh vi khuẩn sinh sôi.

su dung dua moc con duong ngan nhat dan den ung thu a

 

Phơi đũa ngoài ánh nắng mặt trời sau khi rửa sạch

Sau khi rửa sạch đũa, hãy phơi đũa ngoài ánh nắng mặt trời. Nếu bạn rửa đũa vào ban đêm, hãy để đũa ở nơi thoáng mát hoặc hơ đũa qua lửa.

Không khí ẩm ướt, thiếu ánh nắng mặt trời là điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Không ngâm đũa quá lâu trong bồn rửa chén

Nhiều gia đình không có thói quen rửa chén ngay sau khi ăn cơm mà thường để vài tiếng sau đó. Thói quen này vô cùng có hại, vì vi khuẩn dễ dàng phát triển trong khoảng thời gian đó. Đặc biệt khi ngâm đũa vào nước có chứa dầu mỡ, thức ăn thừa, vi khuẩn từ nước này càng dễ xâm nhập vào đũa và làm đũa bị mốc.

PV(t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
Phòng khám chuyên khoa da liễu có biển hiệu mang tên "An Nhi" của bà Lê Thị Huyền hoạt động trái phép trên đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM đã 3 lần đổi tên để đối phó cơ quan chức năng.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa mới đây đã xử phạt 16.5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Bath Gel – MM Professional (chai 35ml) do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng theo quy định.