SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

So sánh nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

11:00, 24/05/2017
Câu hỏi: Tôi thường bị nhầm lẫn giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý. Vậy cho tôi hỏi 2 khái niệm này giống và khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Giống nhau:

Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa

Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể sử dụng bởi nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

so sanh nha hieu tap the voi chi dan dia ly

 So sánh nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

Các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịc vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về một số vấn đề như nguồn gốc xuất xứ, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được sản phẩm được sản xuất cso chất lượng ổn định, giữ được danh tiếng cho nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.

Khác nhau:

Nhãn hiệu thập thể thuộc sở hữu của một tổ chức tập thể được thành lập có tư cách pháp nhân, chỉ dẫn địa lý thuộc quyến sở hữu của nhà nước

Nhãn hiệu tập thể có thể chứa bất kỳ dấu hiệu  nào được pháp luật cho phép để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do thành viên của tổ chức tập thể sản xuất với hàng hóa, dịch vụ của những chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức. Ngược lại, chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải chứa tên địa danh nơi sản phẩm mang chỉ dẫn được sản xuất

Chỉ dẫn đia lý chỉ được dùng để gắn lên các hàng hóa là đặc sản của một địa phương nhất định, trong khi nhãn hiệu tập thể có thể sử dụng để gắn lên các loại hàng hóa, dịch vụ khác như thẩm định giá tài chính, giám sát công trình, cho thuê kho bãi, vận chuyển lưu kho...

Đối với những nhãn hiệu tập thể không chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, các cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu đó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh ở các địa phương khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Ngược lại, người được sử dụng chỉ dẫn địa lý chỉ là những cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có quyền chuyển nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác. Trong khi đó, quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng cho các chủ thể khác.

Theo quy định của pháp luật, quyền SHCN đối với nhãn hiệu tập thể được bảo hộ lần đầu trong vòng 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Trong khi đó, quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không xác định thời hạn ngay từ đầu.

Theo luatduonggia

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Suntory PepsiCo Việt Nam và nhãn hàng Pepsi đã tổ chức sự kiện “Pepsi – Thirsty for more” nhân kỷ niệm 30 năm sản phẩm Pepsi đầu tiên có mặt tại Việt Nam và đánh dấu kỷ nguyên mới. Sự kiện cũng nhằm đánh dấu sự kiện Pepsi thay đổi bộ nhận diện toàn cầu mới.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đối với các công ty khởi nghiệp, việc có thể bảo vệ tốt các tài sản trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đang từng bước khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Trong đó, Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về các sản phẩm OCOP.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định số 9358/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể “Cây giống lâm nghiệp Hữu Lũng” cho sản phẩm cây giống lâm nghiệp của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Thời gian gần đây, thời trang Việt Nam đã có những bước tiến vươn tầm quốc tế. Nhiều mẫu thiết kế Việt đã 'lọt vào mắt xanh' của các ngôi sao hàng đầu thế giới, đưa tên tuổi của những nhà thiết kế đến gần hơn với các sàn diễn hàng đầu.