SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh: Bảo vệ chỉ mặt, túm áo “dằn mặt” đuổi phóng viên

07:07, 05/12/2018
(SHTT) - Thay vì giữ văn hóa công sở khi tiếp báo chí phản ánh, bảo vệ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh lại có hành động chỉ mặt, túm áo để “dằn mặt” đuổi phóng viên đến liên hệ công tác.

 Vượt quyền!?

Theo phản ánh của bạn đọc, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đang triển khai một số chương trình giáo dục trên địa bàn tỉnh, đáng chú ý là chương trình dạy tiếng Anh có yếu tố nước ngoài dành cho cấp bậc tiểu học tại huyện Gia Bình có dấu hiệu bất minh trong công tác giảng dạy.

Ngay khi tiếp nhận, Phóng viên (PV) đã đến Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh để liên hệ công tác. Tuy nhiên thay vì cho phóng viên vào liên hệ công tác theo quy định, bảo vệ của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh lại ngăn cản, thậm chí là túm áo, có những hành động chỉ mặt, “dằn mặt” để đuổi phóng viên không cho liên hệ công tác theo quy định của Luật Báo chí.

IMG_3841

Ông Vũ Văn Sáu – Bảo vệ tại Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh lớn tiếng để “dằn mặt” phóng viên. 

Cụ thể, khi PV đến Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, người này xưng là “nhân sự” của Sở Giáo dục, yêu cầu xuất trình thẻ nhà báo đồng thời lớn tiếng: “Không có thẻ nhà báo thì không làm việc, còn thẻ nhà báo là gì tôi không biết và cũng không cần hiểu, theo quy định của Sở quy định như vậy!?”

Khi PV xuất trình giấy giới thiệu của toà soạn, chứng minh thư nhân dân và đề nghị liên hệ, người này lập tức lớn tiếng, tiến đến bất ngờ túm áo, lôi phóng viên ra ngoài cơ quan: “Báo chí đầy, phóng viên giả đầy, công an giả đầy. Ở đây không phải theo luật báo chí, mời anh ra". Khi PV thắc mắc nhiệm vụ, chức năng của người này, người này liền quắc mắt, hắng giọng: “Tôi thừa đủ thẩm quyền. Chánh văn phòng xuống đây tôi cũng không cho tiếp. Tôi làm nhiệm vụ ở đây để cản các anh ra, đuổi các anh ra”.

Trước thái độ thái quá của người này, PV thắc mắc nhân sự này đang giữ chức vụ gì mà tự cho quyền từ chối phóng viên tiếp cận và liên hệ làm việc. Lúc này người đàn ông mới vào phòng lấy thẻ và tự xưng là “thẻ bảo vệ”, trên thẻ đề tên Vũ Văn Sáu.

IMG_3840

Dù đã xuất trình giấy giới thiệu nhưng ông Sáu vẫn cố tình túm áo phóng viên “xô” ra ngoài .

Một điều phóng viên thắc mắc, không biết, việc túm áo, chỉ mặt, “dằn mặt” đuổi phóng viên, người đến liên hệ công tác này là hành vi bộc phát do sự thiếu hiểu biết về mặt pháp luật hay đây là có sự chỉ đạo của ai khác!? Liệu có hay chăng có sự bất minh trong chương trình tiếng Anh có yếu tố nước ngoài đang triển khai tại huyện Gia Bình!?

IMG_3839

Ông Sáu lớn tiếng, chỉ mặt phóng viên đến liên hệ công tác 

“Nhà báo” - “phóng viên” đều được bảo vệ

Nghị định 159/2013/NĐ-CP, ký ngày 12/11/2013, có hiệu lực vào ngày 1/1/2014, đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo.

Với lý giải tương tự, trong Nghị định 159, danh xưng “phóng viên” được đặt bên cạnh danh xưng “nhà báo” và được bảo vệ như nhau trước những hành vi cản trở trái pháp luật, uy hiếp tính mạng, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu.

Theo Luật Báo chí tại Khoản 12, Điều 9 quy định: “Nghiêm cấm hành vi “đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.

Nghị định 159 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2014 mở rộng đối tượng được bảo vệ trong khi tác nghiệp báo chí bao gồm hai đối tượng “nhà báo” và “phóng viên”. Nhà báo là người hoạt động báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ. Phóng viên là những người hoạt động báo chí, đưa tin viết bài, chụp ảnh được cơ quan báo chí cử đi tác nghiệp báo chí mà chưa có thẻ nhà báo.

Với Nghị định mới này, Nhà nước đã nâng cao biện pháp bảo vệ nhà báo, đồng thời công nhận và bảo vệ lực lượng phóng viên tác nghiệp báo chí chưa có thẻ nhà báo trong hoạt động báo chí.

Trong Nghị định 159, Điều 7 về Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí, ghi rõ:

 Khoản 1, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.

 Khoản 2, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.

 Khoản 3, phạt tiền đến 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động của nhà báo, phóng viên; Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

 Bình An

Tin khác

Pháp luật 3 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 2 ngày trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.