SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Sau 9.000 tỉ, Phạm Công Danh lại gây thiệt hại 6.000 tỉ

11:00, 12/07/2017
Cơ quan điều tra vừa đề nghị truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng – VNCB, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và 23 đồng phạm về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng (giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh).
p

Phạm Công Danh sau phiên phúc thẩm đầu năm 2017 vụ đại án 9.000 tỉ 

Theo kết luận điều tra vừa mới hoàn tất, việc vi phạm quy định về cho vay, cố ý làm trái xảy ra tại bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Trong vụ ‘đại án’ xảy ra tại VNCB liên quan đến Phạm Công Danh, Cơ quan tố tung đã quyết định tách phần liên quan tới ba ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV ra để điều tra sau. Nay cơ quan này cho biết đã đủ cơ sở kết luận ông Danh và các đồng phạm đã gây thiệt hại cần phải truy tố đưa ra xét xử.

Cụ thể từ năm 2012, ông Danh với chức vụ Chủ tịch HĐQT VNCB đã chỉ đạo các lãnh đạo, nhân viên ngân hàng và nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh lập các hồ sơ khống để vay tiền ngân hàng rồi sử dụng và trả nợ mặc dù lúc này VNCB đang bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.  

Cụ thể, ông Danh đã vay tiền lòng vòng từ ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng kia. Danh đã lập hồ sơ, chứng từ khống để vay 1.800 tỉ đồng từ ngân hàng Sacombank để trả 1.700 tỉ đồng tiền nợ cho BIDV. Ông Danh còn dùng tiền vay được từ TPBank để mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung (do ông Danh sáng lập).

Ngoài ra, ông Danh còn dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty do mình thành lập. Kết luận điều tra thể hiện hành vi nêu trên của ông Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng.

Cũng cần nhắc lại, ‘đại án’ VNCB giai đoạn 1 với số thiệt hại "khủng" là 9.000 tỉ. Đó là khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank (9-2012), Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối TrustBank (sau này đổi tên là VNCB). Thời điểm đó, TrustBank đang bị Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát và mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát- NHNN.

Ông Danh ở vị trí là Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Thiên Thanh, đã chỉ đạo thuộc cấp thực hiện các hành vi phạm tội gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỉ đồng. Cụ thể ông Danh đã dùng các công ty do mình thành lập để ký hợp đồng khống, rút tiền từ VNCB để chi tiêu cá nhân và trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh của ông. Từ tháng 12-2012 đến tháng 5-2014, ông Danh đã đề ra chủ trương, chỉ đạo, tổ chức phân công cho những nhân viên dưới quyền của VNCB và những nhân viên làm thuê tại Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật...

Và với những hành vi này, hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên phạt Phạm Công Danh 30 năm tù về các tội cố ý làm trái và vi phạm quy định về cho vay và hàng loạt đồng phạm khác phải lãnh án.

Theo Pháp luật TPHCM

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng (SN 1987), trú ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.