SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Sáng chế cánh tay robot cho người khuyết tật của học sinh "trường làng"

11:00, 14/03/2018
(SHTT) - Sáng chế cánh tay robot cho người khuyết tật sử dụng cảm biến EMG (cảm biến cơ) đã được đánh giá cao và giúp 2 em học sinh ở Hưng Yên giành giải Nhất Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2017 – 2018

Được biết chủ nhân của sáng chế hữu ích trên chính là hai học sinh Nguyễn Thanh Bình và Lê Văn Cường đến từ Trường THPT Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

sang che canh tay robot 3

 

Chia sẻ về ý tưởng xây dựng đề tài, học sinh Nguyễn Thanh Bình cho biết: Theo con số của Bộ LĐTB&XH, tính đến tháng 6/2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số, trong đó, rất nhiều người khuyết tật cánh tay, gây khó khăn trong cuộc sống. Mặt khác, giá thành sản phẩm trên thế giới quá cao, không phù hợp với thu nhập của người Việt.

Vì vậy, các bạn học sinh đã hình thành ý tưởng thiết kế, chế tạo một cánh tay hỗ trợ người khuyết tật cánh tay do tai nạn trên nguyên tắc điều khiển cánh tay bằng tín hiệu cơ do chính cánh tay bị mất tạo ra thông qua cảm biến EMG.

sang che canh tay robot 1

 

Qua thử nghiệm thực tế, sử dụng bằng cảm biến EMG cộng thêm cảm biến gia tốc có thể đem lại cảm giác thực cho người dùng mà không phụ thuộc bất cứ bộ phận nào khác.

Khi chọn được giải pháp kĩ thuật, hai học sinh này tiếp tục xây dựng sơ đồ hệ thống điện sau đó đến các đoạn má lập trình. Tiếp sau đó thiết kế phần khung tay được dựng thiết kế 3D và gia công bằng máy in 3D.

Sau đó, lắp ráp các bộ phận vào. Trong quá trình in phần khung và thay đổi việc dẫn động, qua 3 phiên bản mới có phiên bản hiện tại dẫn động tốt nhất và cánh tay hoạt động trơn tru nhất. Xét về cơ cấu điều khiển vẫn giữ nguyên theo thuật toán viết ra ban đầu.

sang che canh tay robot 2

 

Với công nghệ 3D, bàn tay được thiết kế để có thể thực hiện được các chuyển động xoay trái, xoay phải đồng thời kết hợp cùng các ngón tay để cầm nắm các vật. Sản phẩm còn có các động cơ trong khoang chứa hoạt động sẽ góp phần điều khiển hoạt động của các ngón tay và cả bàn tay thực hiện các thao tác linh hoạt như một bàn tay thật.

Cảm biến EMG có nhiệm vụ nhận tín hiệu điện từ cơ tay của người khuyết tật, gửi tín hiệu đến bộ vi xử lý thông qua giao tiếp Bluetooth để điều khiển hoạt động của các động cơ.

Được biết, tổng cộng giá vật liệu để sản xuất chỉ mất khoảng 8 – 9 triệu đồng/chiếc. Nếu được sản xuất đại trà, chi phí thấp hơn, sản phẩm này kì vọng giúp cho những người tàn tật có hơi hội tiếp cận, hỗ trợ trong cuộc sống.

Chính sản phẩm này cũng đã giúp Bình và Cường đạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật năm 2018 khu vực phía Bắc.

sang che canh tay robot 4

 

Đánh giá về cuộc thi năm nay, PGS-TS Nghiêm Ngọc Minh - đại diện hội đồng giám khảo, cho rằng các lĩnh vực mà học sinh nghiên cứu năm nay khá phong phú. Một số đề tài đã tiếp cận được những vấn đề lớn, có tính khái quát hoặc cần những kỹ thuật cao, được thực hiện trong các phòng thí nghiệm hiện đại. Hàm lượng khoa học trong các dự án được nâng lên. Đa số các đề tài đều có sự đầu tư đáng kể về hình thức và nội dung, kỹ năng trình bày và trả lời báo cáo của các em học sinh tương đối rõ ràng và tự tin.

Trước đó, một nam sinh ở Quảng Trị cũng đã sáng chế cánh tay robot cho người khuyết tật và được cấp visa sang Mỹ. Đó là em Phạm Huy, học sinh lớp 11A3 của trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

Được biết, sản phẩm của Phạm Huy có 31 cử chỉ riêng biệt và có thể cầm nắm đồ vật. Sáng chế hữu ích và nhân văn này đã giúp Huy giành giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực phía Bắc năm học 2016 - 2017. Sản phẩm được điều khiển bằng vi mạch ở ngón chân và được đánh giá rất cao trong cuộc thi quốc gia vừa qua.

sang che canh tay robot

 

Không chỉ vậy, vì nhìn thấy được hiệu quả từ sản phẩm đầy sáng tạo này nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử Phạm Huy đi tham dự cuộc thi Khoa học kCác đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế? khác trở thành đại diện của Việt Nam để tham gia cuộc thi danh giá này.

Thu Hà (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Tin tức 4 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Liên kết hữu ích