SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Samsung và Apple: Cuộc chiến bằng sáng chế vẫn chưa đến hồi kết

07:24, 26/10/2017
(SHTT) - Samsung và Apple luôn là 2 đối thủ cạnh tranh gay gắt trong làng công nghệ với những cuộc chiến bằng sáng chế không có hồi kết. Mới đây, 2 hãng công nghệ này tiếp tục ra tòa để giải quyết những vấn đề đang tồn đọng.

 Cuộc chiến bằng sáng chế giữa Samsung và Apple tiếp tục trở thành một chủ đề nóng của làng công nghệ. Vụ kiện này tưởng như đã được giải quyết vào năm 2012 khi một tòa án ra lệnh Samsung phải bồi thường 1 tỷ USD cho phía Apple. Con số này sau đó đã giảm xuống còn 400 triệu USD nhờ một phán quyết tại phiên tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.

Cụ thể, vào tháng 7/2012, phiên tòa phân xử việc Apple đòi Samsung bồi thường số tiền kỷ lục 2,5 tỷ USD vì "ngang nhiên bắt chước mù quáng và không chút sáng tạo các thiết kế và công nghệ trong iPhone và iPad" bắt đầu diễn ra tại Mỹ. Kết quả, tòa khẳng định hãng điện tử Hàn Quốc cố tình (không phải ngẫu nhiên) sao chép iPhone và phải bồi thường tới 1 tỷ USD (dù vẫn chưa bằng một nửa con số mà Apple chờ đợi).

samsung va apple cuoc chien bang sang che

 Samsung và Apple: Cuộc chiến bằng sáng chế vẫn chưa đến hồi kết

Tuy nhiên, sau nhiều lần kháng cáo, Samsung giảm được mức bồi thường xuống chỉ còn 399 triệu USD. Mới đây, họ tiếp tục thành công khi tòa án cho biết sẽ sớm mở một phiên xử mới để xem xét số tiền trên đã công bằng chưa hay cần tính toán lại.

Apple sẽ đứng trước sức ép phải chứng minh rằng việc vi phạm bằng sáng chế thiết kế iPhone từ Samsung gây ra nhiều thiệt hại hơn, và đánh giá lại tổng số lợi nhuận từ việc bán các thiết bị được cho là vi phạm bằng sáng chế, để ngăn chặn Samsung giành được chiến thắng.

Thực tế, Apple vẫn cần Samsung như một đơn vị cung ứng linh kiện, Samsung cũng cần Apple như một khách hàng lớn. Hai bên có thể tiếp tục đưa nhau ra tòa, nhưng người tiêu dùng đã ít quan tâm hơn bởi việc hãng Hàn Quốc có sao chép thiết kế cũ của Apple hay không thì cũng đã là chuyện quá khứ.

Trong trường hợp một phiên tòa mới được tái lập, vấn đề cần phải giải quyết là làm sao để tính toán được mức độ thiệt hại trong trường hợp này. Điện thoại Samsung đã vi phạm bằng sáng chế của Apple. Đó là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, thiệt hại này cần được tính toán xem nên trích từ tổng lợi nhuận thu được, hay một tỷ lệ % nhất định từ tổng lợi nhuận.

 Như các chuyên gia từng nhận xét, trong một ngành công nghiệp tồn tại sự chồng chéo, nơi có quá nhiều công ty nắm giữ những bản quyền quan trọng khác nhau trên cùng một thiết bị (riêng chiếc điện thoại nhỏ bé cũng chứa tới 250.000 bằng sáng chế), thì kiện cáo là vũ khí hủy diệt lẫn nhau. 

Hương Mi

Tin khác

Pháp luật 1 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn kiện của hãng dược phẩm Vanda để khôi phục bằng sáng chế cho thuốc chống rối loạn giấc ngủ Hetlioz của họ. Điều mà trước đó đã được xác định là không hợp lệ trong một cuộc tranh chấp với các công ty sản xuất thuốc gốc Teva và Apotex.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Tin tức 5 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.