SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Rủi ro sức khỏe khi đi máy bay và mẹo phòng tránh hữu dụng

15:55, 01/04/2018
(SHTT) - Thực tế cho thấy có nhiều nguy cơ và rủi ro liên quan đến việc di chuyển bằng máy bay. Một số tác động lên cơ thể có thể thấy xuất hiện ngay lập tức, cũng có nhiều trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe dần dần do bay thường xuyên.
flight1

 

Nguy cơ mắc bệnh khi trên chuyến bay có người bị ốm

Các nhà nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, nếu hành khách lo lắng về việc mắc cúm hay các bệnh lây qua đường hô hấp khác trên máy bay, tốt nhất nên chọn ghế gần cửa sổ và hạn chế hết mức có thể việc dời khỏi chỗ ngồi. Các nhà khoa học đã thực hiện một số mô hình nghiên cứu và mô phỏng máy tính để xác định xem những ai có khả năng mắc bệnh truyền nhiễm nhất, giả thuyết cho thấy người ngồi ở hàng ghế thứ 14 trên một chiếc máy bay loại nhỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuy chỉ là nghiên cứu trên quy mô nhỏ nhưng cũng đưa ra cảnh báo về sức khỏe đối với người ngồi máy bay, nhất là những người di chuyển thường xuyên. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng:

  • Khoảng 38% hành khách không bao giờ rời khỏi chỗ ngồi, 38% rời khỏi 1 lần, 13% rời khỏi hai lần, và 11% còn lại rời khỏi nhiều hơn hai lần.
  • Không có gì đáng ngạc nhiên, rất nhiều người di chuyển nhiều ngồi ở vị trí gần lối đi. Khoảng 80% số người ngồi ghế bên ngoài ít nhất một lần di chuyển trong các chuyến bay, so với 62% ghế ở giữa và 43% ghế gần cửa sổ.
  • 11 người ngồi trong nghiên cứu ngồi gần người bị cảm lạnh hoặc cúm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bao gồm hai người ngồi bên trái, hai người bên phải và những người ở hàng ngay trước họ và người ở phía sau.
flight2

Chuyên gia khuyên nên ngồi ghế gần cửa sổ khi đi máy bay 

Mẹo phòng tránh hữu dụng

Dưới đây là 5 mẹo được các chuyên gia y tế đề xuất nhằm tránh hoặc giảm tác động tiêu cực của việc đi lại bằng máy bay:

Chọn chỗ gần cửa sổ

Theo một nghiên cứu mới được xuất bản vào ngày 19 tháng 3 của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, ngồi gần cửa sổ đảm bảo hành khách ít có nguy cơ bị bệnh hơn. So với hành khách ngồi gần lối đi và ngồi giữa, vị trí này đảm bảo hành khách ít có khả năng tiếp xúc với những người bệnh khác trong cabin.

Dùng chất khử trùng tay

Những vết bẩn không nhìn thấy được ẩn nấp ở mọi nơi trong khoang máy bay, từ khóa ghế đến tay nắm cửa. Một nghiên cứu của TravelMath cho thấy, thật đáng ngạc nhiên, các bàn ăn lại là nơi chứa nhiều vi khuẩn hơn so với nhà vệ sinh.

Tiến sĩ Mark Gendreau của Bệnh viện và Trung tâm Y tế Lahey cho biết: "Tôi khuyên các hành khách nên sử dụng gel rửa khử trùng với nồng độ cồn lên đến 60%”. Những hành khách có hệ thống miễn dịch yếu nên dùng thuốc khử trùng trước khi ăn hoặc uống và sau khi rửa tay trong phòng vệ sinh chung.

Vận động cơ thể để tăng lưu lượng máu

Hệ tuần hoàn máu có thể được cải thiện với sự trợ giúp của hình thức tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như uốn chân, xoắn mắt cá chân, kéo dài cánh tay, thức dậy và đi bộ một lúc (trong trường hợp bay chuyến dài). Điều này giúp ngăn ngừa tắc khối tĩnh mạch sâu (DVT), hiện tượng máu đông rất nguy hiểm thường xảy ra ở chân do máu dày lên và tắc lại với nhau.

Đối với những người có nguy cơ bị DVT, nên mang theo tất nén hoặc dùng thuốc giảm loãng máu theo lời khuyên của bác sĩ.

Tránh mất nước

Mất nước là một nguy cơ lớn dễ xảy ra do sự thay đổi áp suất trong chuyến bay. Độ ẩm trong khoang máy bay khoảng 10-20%, so với 30-60% trên mặt đất, điều này khiến hành khách cần lưu ý uống nhiều nước hơn.

Ông Fanancy Anzalone, một bác sĩ y khoa và cựu chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Hàng không Vũ trụ, cho biết: "Nếu bạn bay đường dài, bạn nên bắt đầu cấp nước cho cơ thể nhiều hơn một ngày trước đó”.

Điều chỉnh đồng hồ sinh học

Giáo sư Steve Simpson của Đại học Sydney cho biết: "Lệch múi giờ làm gián đoạn hệ thống đồng hồ sinh học của bạn”. Hậu quả đến từ tác động của lệch múi giờ gây ra một số lượng lớn các vấn đề như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, khó tiêu, thiếu tập trung, buồn nôn vv. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là gì? Simpson khuyên hành khách nên dần dần điều chỉnh thời gian ngủ vài ngày trước khi lên kế hoạch đi máy bay. Ngoài ra, đảm bảo môi trường đủ ánh sáng và tránh ngủ trưa để sắp xếp cơ thể theo múi giờ mới.

Yến Nhi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 15 phút trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia 2024 với chủ đề 'Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm' mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết trình độ KHCN trong nông nghiệp của nước ta còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực.