SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Rau bẩn - Liệu có thể nhắm mắt làm ngơ?

10:34, 15/01/2019
(SHTT) - Là một nước nông nghiệp, Việt Nam đang xuất khẩu rau quả đi nhiều nước trên thế giới, nhưng nghịch lý là hơn 90 triệu người dân tại Việt Nam lại đang phải vật lộn với cuộc chiến rau, quả sạch để có được bữa ăn sạch hàng ngày cho chính gia đình mình.

Tình trạng báo động

Bên cạnh ô nhiễm không khí, ở nước ta, tình trạng ô nhiễm về thực phẩm như rau muống được tưới bằng dầu nhớt, hành được rửa bằng nước bẩn ở kênh mương... khiến người dân thực sự lo ngại bởi ăn rau bẩn đồng nghĩa với việc tiếp nhận chất độc hại vào người. Một thực tế đáng buồn là người nội trợ dù biết là độc hại cho mình và người thân nhưng vẫn đành phải mua rau bởi đây là món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong mâm cơm gia đình và không có sự lựa chọn nào khác.

Người trồng rau vì lợi nhuận nên không ngần ngại dùng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất kích thích để rau phát triển mạnh, lá xanh mướt, rút ngắn thời gian thu hoạch. Họ bỏ qua thời gian cách ly bắt buộc đối với rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích... Hậu quả của việc này khiến không chỉ người trồng rau gánh chịu (do tiếp xúc quá nhiều với hóa chất) mà còn ảnh hưởng đến đến sức khỏe hàng triệu người tiêu dùng khác.

Việc lạm dụng phân hóa học - bón một lượng rất lớn các loại phân hóa học vào đất để nâng cao năng suất cây trồng - trong thời gian qua là một sự can thiệp thô bạo nhất và quan trọng nhất của con người vào chu trình tuần hoàn tự nhiên của các chất, bởi các loại phân vô cơ trên là tác nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các cây trồng không sử dụng hết lượng phân đạm đã bón và lượng dư thừa này sẽ bị bốc hơi vào không khí hoặc bị rửa trôi từ đất xuống hồ ao, sông lạch, làm nhiễm bẩn các hồ chứa nước, giết chết các loại cá ở hồ, ao, sông lạch, đầu độc chim muông và các động vật máu nóng. Các hợp chất nitơ, đặc biệt là nitrate, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người khi nó tồn tại ở trong các loại nông sản, lương thực và thực phẩm, cũng như ở trong nước uống với một liều lượng vượt mức quy định của Tổ chức Y tế thế giới.

Rau đẹp, mượt mà được “chăm sóc” như thế nào?

Rau bẩn và không đảm bảo an toàn ngày càng xuất hiện nhiều hơn và gây ra những mối đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng. Tại sao lại như vậy? Vì người trồng rau đã sử dụng quá nhiều các loại thuốc trừ sâu và phân hóa học trong quá trình sản xuất. Có nhiều người nông dân không hiểu hết được tác hại của các loại thuốc hóa những cũng có những người hiểu được tác hại mà các loại thuốc hóa học mang đến nhưng vì lợi nhuận nên họ vẫn nhắm mắt để sử dụng.

h17

Sử dụng tràn lan bừa bãi các loại hóa chất 

  • Sử dụng nhiều chất bảo vệ thực vật: Sử dụng quá nhiều loại thuốc này sẽ làm cho rau tích trữ nhiều loại chất hóa học và khi sử dụng sẽ dễ bị ngộ độc thức ăn hay gặp phải những triệu chứng bồn chồn, lo âu, sợ sệt do rối loạn thần kinh. Ngoài ra, có thể bị đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, nôn ói. Thậm chí với trường hợp ngộ độc mãn tính, chất bảo vệ thực vật xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu ngày sẽ tấn công, phá huỷ gen làm cho quá trình nhân đôi gen bị sai lệch và là nguyên nhân khởi đầu cho bệnh ung thư.
  • Sử dụng nhiều loại phân bón có chứa hàm lượng Nitrat (NO3) cao: Khi sử dụng quá nhiều phân bón hóa học có thành phần NO3 cao, khi người tiêu dùng sử dụng họ sẽ không bị ngộ độc ngay tức thì mà loaij chất này sẽ tích lũy dần dần trong cơ thể  và lâu ngày sẽ làm suy giảm hệ hô hấp, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u.
  • Đất trồng rau không đảm bảo an toàn: Nhiều người thường tận dụng những vùng đất trống như lề đường, đất nghĩa địa, kênh mương hay những mảnh đất gần các khu công nghiệp để trồng rau. Thế nhưng, đất ở những nơi này đều chứa nhiều các loại kim loại năng như Cadimi (Cđ), chì (Pb), kẽm (Zn), thiếc (Sn). Khi trồng, các loại rau sẽ vô tình bị nhiễm độc và gây ra những căn bệnh ung thư và đường ruột nếu ăn phải.

“Cái chết thầm lặng”

Như đã biết, rau là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất xơ,… Tuy nhiên khi người tiêu dùng sử dụng phải rau bẩn, thì bên cạnh chất dinh dưỡng còn hấp thu luôn cả các chất độc hại chứ trong rau, gây ra ngộ độc thực phẩm người tiêu dùng , gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, ảnh hưởng đến tim mạch, não, gây ngọ độc thực phẩm, các hóa chất độc hại ngấm dần vào cơ thể sẽ gây ra các căn bệnh nan y như ung thư, ung thư ruột kết,…. Mặt khác, tình trạng nhiễm nitrat từ đạm bón cho rau quả rất nhiều, nếu bón không cân đối, dư lượng nhiều trong rau quả có thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản, dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận. Ngoài ra, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người dùng.

h16

Tác hại nghiêm trọng của rau bẩn 

Đặc biệt, đối với sự phát triển của thai nhi, khi sử dụng rau chứa các chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu, các hóa chất sẽ ngấm sâu vào bên trong các mô, tế bào và không thể xử lý triệt để, chúng có thể gây ra các biến dạng như chất độc màu da cam.

Và chính trong nội bộ những người nông dân trồng rau cũng đã ý thức được cái độc hại từ rau không an toàn. Họ rỉ tai nhau rằng đằng sau rau tươi quả đẹp chính là những “cái chết thầm lặng”

Giải pháp khắc phục

Để có được những thực phẩm rau sạch và đảm bảo an toàn, những người sản xuất vườn rau sạch cần phải hiểu được tác hại của các loại thuốc và phân hóa học để sử dụng sao cho đúng liều lượng.Không nên vì lợi nhuận mà nhắm mắt làm lơ gây hại đến sức khỏe của những người tiêu dùng.

  • Đầu tiên, cần phải sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu đúng liều lượng.
  • Không nên sử dụng quá nhiều phân đạm hoá học thay vào đó là sử dụng các loại phân chuông và phân vô cơ.
  • Không nên trồng rau ở những vùng đất như lề đường, nghĩa địa hay dùng những nguồn nước gần đường rác thái của các khu công nghiệp để trồng và tưới cho rau.
  • Không nên bón phân và phun thuốc khi rau gần đến ngày thu hoạch.

Hiện, nhiều nước trên thế giới quy định rất rõ ràng nồng độ, tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong rau củ quả ở mức nào đó, khi cơ quan chức năng lấy mẫu bất kỳ, nếu vượt mức cho phép, chính quyền khu vực đó sẽ xử phạt rất nặng, hoặc cấm sản xuất vĩnh viễn đối với cơ sở đó. Với chế tài nghiêm như vậy nên cả người sản xuất và hộ kinh doanh đều không dám làm trái quy định.

Nhưng ở Việt Nam ta thì gần như ngược lại, do các cơ quan chức năng chưa thực sự làm tốt việc này, nên người sản xuất lẫn người kinh doanh chưa nghiêm túc thực hiện. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn đang là mối lo thường trực đối với người tiêu dùng.

Rau bẩn đang lan tràn trên thị trường khiến người tiêu dùng loay hoay không nhận biết được đâu là rau sạch, đâu là rau nhiễm hóa chất. Người dân nên sử dụng các loại rau phù hợp theo mùa, hạn chế ăn rau, củ, quả trái mùa. Nên chọn rau tươi, không dập nát, không có mùi lạ, căn cứ vào màu sắc của rau, như rau ngót, nếu rau xanh mơn mởn, mùi của rau không còn thơm, nồng và không có độ nhớt dính tay thì chứng tỏ rau có vấn đề. Còn đối với quả, chẳng hạn như cà chua, nên chọn quả có chỗ vàng chỗ đỏ vì như vậy là cà chua được chín tự nhiên.

Rau bẩn luôn luôn là vấn đề nóng hổi và bức xúc trong cuộc sống thường nhật của mỗi người dân, của mỗi gia đình. Làm gì đây để bảo vệ mình trước hiểm họa đó? Câu trả lời chỉ có thể nằm trong lương tâm của người sản xuất, kinh doanh và các cơ quan chức năng. Còn người tiêu dùng, để không trở thành nạn nhân "hóa học", chỉ có cách phải học để trở thành người tiêu dùng thông thái.

Bùi Hương

Tin khác

Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã kịp thời phát hiện hàng nghìn sản phẩm nhập lậu từ khu vực chợ Tân Thanh, Lạng Sơn về tuyến sau tiêu thụ.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác giám sát, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội mới đây đã kịp thời phát hiện và thu giữ 7.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu 'Ăn cùng bà Tuyết'.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một địa điểm kinh doanh tại huyện Hoài Đức, qua đó phát hiện số lượng lớn.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh Ola xinh do bà N.T.H là người đại diện, địa chỉ: Tổ dân phố số 1, phường Bích Động, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.