SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Quyết định ứng dụng gen vào trị ung thư tại Việt Nam

11:00, 05/11/2017
(SHTT) - Điều trị gen kết hợp với tế bào miễn dịch trị liệu là phương pháp điều trị đích cho từng cá thể. Việt Nam đã ứng dụng liệu pháp điều trị gen thành công cho bệnh di truyền loạn dưỡng cơ Duchenne và đang triển khai ứng dụng công nghệ tế bào miễn dịch trị liệu cho bệnh lý ung thư.

 Điều trị đích phụ thuộc vào sự đáp ứng của bệnh nhân

Hiện nay, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ tế bào miễn dịch trị liệu cho bệnh lý ung thư.

GS.TS Tạ Thành Văn, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gene Protein cho biết, trong một nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước, Trường Đại học Y Hà Nội đã thành công trên mô hình tế bào ứng dụng liệu pháp điều trị gen cho bệnh di truyền loạn dưỡng cơ Duchenne.

viet-nam-quyet-dinh-ung-dung-gene-vao-tri-ung-thu

Nhóm nghiên cứu tế bào trường Đại học Y Hà Nội đang tách chiết tế bào T. 

Với việc tiếp nhận và nghiên cứu ứng dụng thành công quy trình công nghệ được chuyển giao từ Nhật Bản, hiện hồ sơ của liệu pháp đã được trình lên Hội đồng Y đức của Bộ Y tế để xem xét việc cho phép triển khai tại Việt Nam. Đây là công nghệ nền, tiền đề để nhóm có thể phát triển tiếp các công nghệ cao hơn trong đó có công nghệ kết hợp gen và tế bào miễn dịch trị liệu.

Theo GS.TS Tạ Thành Văn, ngoài các phương pháp điều trị truyền thống (phẫu thuật, xạ trị, hóa chất), 15 năm lại đây có thêm phương pháp điều trị đích. Phương pháp này sử dụng các chất có trọng lượng phân tử nhỏ để khóa các vị trí đặc biệt quan trọng trong con đường dẫn truyền tín hiệu tế bào. Điều này khiến cho tế bào ung thư không thể phân chia và biệt hóa và do vậy sẽ chết.

Điều trị đích phụ thuộc vào tính đáp ứng của cá thể, của tế bào ung thư của từng bệnh nhân (BN). Có những BN đáp ứng tốt và có những bệnh nhân đáp ứng không tốt. Thực tế điều trị có tới 30% BN điều trị đích thất bại, thậm chí cao hơn.

Trước kia, người ta không hiểu lý do tại sao, sau này người ta biết nó phụ thuộc vào tình trạng gen của tế bào ung thư và tính đáp ứng thuốc của tế bào ung thư đó. Vì vậy, để điều trị hiệu quả người ta phải xét nghiệm gen để đánh giá tình trạng gen tế bào ung thư của BN trước khi ra quyết định điều trị.

Trường Đại học Y Hà Nội là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam triển khai kỹ thuật này (trước kia bệnh nhân phải đi Singapore để xét nghiệm). Phương pháp điều trị đích khá tốt và đã có thuốc điều trị ở thế hệ 1, 2, được bảo hiểm y tế Việt Nam chi trả.

Tế bào miễn dịch trị liệu

Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển một phương pháp mới đó là tế bào miễn dịch trị liệu (Immune cell therapy). Cơ sở khoa học của phương pháp này là tái lập sự cân bằng trong đáp ứng miễn dịch của BN để tiêu diệt tế bào ung thư một cách đặc hiệu.

Trong cơ thể người bị ung thư, sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể BN bị mất cân bằng (các tế bào bất thường sinh ra). Bình thường cơ thể phát hiện được sự bất thường và tìm cách cô lập và tiêu diệt các tế bào này.

Vì lý do nào đó, hệ thống miễn dịch yếu, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch không phát hiện và không tiêu diệt được tế bào bất thường, tế bào lạ và hậu quả là các tế bào bất này cư trú ở các tạng trong cơ thể (gan, não, dạ dày…), phát triển, biệt hóa và thành u.

Như vậy, phương pháp của liệu pháp này là tách tế bào miễn dịch của chính BN nhân lên, biệt hóa ở bên ngoài với mức độ trên 1 ngàn lần sau đó truyền lại cho BN để tăng đáp ứng miễn dịch của BN với các tác nhân ngoại lai, trong đó có ung thư.

Có nhiều cấp độ liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu khác nhau với mức độ đặc hiệu khác nhau và tùy thuộc vào từng thể loại ung thư khác nhau. Trong đó phải kể đến: Liệu pháp sử dụng tế bào lympho T (tế bào T độc, T diệt tự nhiên); sử dụng tế bào tua (dendritic cell) và sử dụng tế bào T biến đổi gene (CAR-T).

Phương Thùy (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
Đồng hồ thông minh đã dần trở thành phụ kiện trang sức không thể thiếu đối với nhiều người dùng. Mới đây, Xiaomi Watch 2 đã chính thức ra mắt tại Trung Quốc với rất nhiều điểm đáng chú ý. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng mẫu đồng hồ đeo tay còn là một sản phẩm đáng mong chờ hơn cả phiên bản Pro.
Đời sống sáng tạo 3 giờ trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) mới đây đã công bố về việc thành công loại bỏ virus HIV khỏi các tế bào nhiễm bệnh thông qua công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas.
Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - iPhone 16 Pro được nâng cao hiệu suất với việc trang bị chip xử lý A18 Pro. Chip này không chỉ đem lại hiệu suất mạnh mẽ hơn mà còn hỗ trợ hệ thống tản nhiệt tiên tiến.