SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Quy định về sáng chế mật

07:47, 13/11/2016
Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia. Dưới đây là một vài quy định về sáng chế mật.

 Hình thức bảo hộ sáng chế mật:

Sáng chế mật chỉ có thể được cấp Bằng độc quyền sáng chế mật hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật.

Do tính chất quan trọng của sáng chế mật mà đơn đăng ký sáng chế mật, Bằng độc quyền sáng chế mật, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật không được công bố và phải được bảo mật theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.Việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mật, chuyển giao quyền nộp đơn, quyền sở hữu sáng chế mật phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Các thủ tục xác định sáng chế mật và giải mật sáng chế; bảo vệ sáng chế mật; thủ tục thẩm định đơn và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế mật; quản lý việc sử dụng, chuyển giao quyền đối với sáng chế mật và đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế mật ở nước ngoài sẽ được quy định riêng do Bộ Công an chủ trì xây dựng.

quy dinh ve sang che mat

 Quy định về sáng chế mật. Ảnh: Internet

Sử dụng sáng chế mật:

Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể sử dụng, giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng sáng chế mật nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội theo quy định của pháp luật.

Khi một sáng chế mật được giải mật:

Việc xác định sáng chế mật và giải mật do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Kể cả ngày sáng chế mật được cơ quan có thẩm quyền giải mật theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đơn và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được xử lý như sau:

Đơn sáng chế mật tiếp tục được xử lý như đơn sáng chế;

Bằng độc quyền sáng chế mật, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật được chuyển đổi thành Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế.

Kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi đăng ký ra nước ngoài.

Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được đăng ký sáng chế mật ở những nước có quy định về bảo hộ sáng chế mật và phải được Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Khoa học và Công nghệcho phép theo quy định của pháp luật.

Sáng chế của tổ chức, cá nhân Việt Nam và sáng chế được tạo ra tại Việt Nam không được Nhà nước Việt Nam bảo hộ nếu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài trái với quy định về kiểm soát an ninh sau đây:

Chỉ được nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài khi đã nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam và đã kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đó, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

Không được nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài khi sáng chế được xác định là sáng chế mật theo pháp luật về bảo hộ bí mật nhà nước và đã có thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Theo baohothuonghieu

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Tin tức 4 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.