SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Phụ kiện điện thoại dởm - “quả bom nổ chậm” bên cạnh bạn

06:43, 24/01/2019
(SHTT) - Trước sự phong phú và hấp dẫn của phụ kiện điện thoại, người dùng như rơi vào một ma trận “thật- giả” không lối thoát. Với tâm lý của nhiều người phụ kiện chỉ là phụ, không ít người tiếc vài chục nghìn để rồi mua về những sản phẩm kém chất lượng và đang tự mình hại chết chính bản thân mình.

Củ sạc và sạc dự phòng: hiểm họa chết người

Khi quyết định sắm một chiếc Smartphone, điều mà mọi người quan tâm đến nhiều nhất là kiểu dáng, cấu hình rồi giá bán của sản phẩm. Vậy nhưng rất ít người quan tâm đến vấn đề phụ kiện đi kèm của sản phẩm.

Việc bỏ qua chất lượng của củ sạc xảy ra rất thường xuyên với những người mua điện thoại cũ. Có nhiều người thậm chí không muốn bỏ ra số tiền nhỏ để dùng phụ kiện chính hãng có bảo hành mà đi mua những củ sạc rẻ như cho đề dùng.

Có điều người dùng ít biết rằng những điện thoại đã qua sử dụng thường được nhập về dưới dạng máy trần. Để có thể bán máy đầy đỉ phụ kiện, các nhà bán lẻ sẽ nhập thêm phụ kiện Fake và tặng chúng đi kèm máy. Tất nhiên do phụ kiện nhập về theo lô với giá cực rẻ nên sẽ không thể đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn.

Một trong những nguyên nhân khiến người dùng chuộng sạc Fake hơn sạc chính hãng là do mức giá bán ra quá rẻ.

h7

Củ sạc giá rẻ rất dễ tìm mua 

Với những phần củ sạc chính hãng sẽ có thông tin chi tiết về chất lượng cũng như xuất xứ. Những phụ kiện chính hãng như vậy giá khá cao. Trong khi đó một củ sạc lô được bày bán khá phổ biến trên thị trường chỉ mất khoảng 70-100.000 đồng. Những củ sạc này ngoài thiết kế bắt mắt hơn củ sạc chính hãng thì số lượng linh kiện cũng ít hơn sạc xịn. Cùng với đó là chất lượng linh kiện không đảm bảo đẫn đến điện áp không ổn định. Việc sử dụng thường xuyên bộ sạc này sẽ làm giảm tuổi thọ của pin cũng như tăng nguy cơ cháy nổ điện.

Đã không ít trường hợp sạc pin điện thoại cháy nổ, gây chập điện thậm chí nổ thiết bị, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho người dùng. Tương tự với các phụ kiện như sạc dự phòng nhái, tai nghe nhái cũng gây hiểm họa cho người dùng. Hình thức bắt mắt, giá rẻ đã đánh lừa được người dùng chi tiền cho những sản phẩm vừa “ngon, bổ, rẻ” này.

Còn về phần sạc dự phòng, dạo một vòng trên các con phố chuyên bán phụ kiện đếm sơ sơ cũng hơn chục hãng. Thông thường các loại này thường là hàng kém chất lượng, có giá dao động từ vài chục nghìn cho tới khoảng 200 - 300 nghìn cho một sản phẩm có dung lượng cực khủng, lên đến 20.000mAh.

Thông số này thường là ảo, vì khi thử tháo cell pin trong sạc ra thì chỉ có 1-2 cell là thật, còn lại là cell chứa cát bên trong. Thậm chí, một số loại kém chất lượng nên mạch sạc được làm sơ sài, làm cho điện áp không ổn định, dễ gây hư hỏng tho thiết bị. Tệ hơn nữa có thể gây chập, cháy nổ ảnh hưởng tới thiết bị và các vật dụng xung quanh.

Cáp sạc dởm- kẻ giết người thầm lặng

Ngoài củ sạc, sạc dự phòng thì cáp sạc cũng trở thành kẻ giết người khi bạn dùng loại nguồn gốc và chất lượng không đảm bảo. Cáp sạc chính hãng được sản xuất với chất lượng cao sẽ vượt qua kiểm tra về quy chuẩn an toàn, ổn định điện áp. Và ngược lại cáp sạc không rõ nguồn gốc có khả năng cháy nổ rất cao.

Đã không ít trường hợp dây cáp sạc gây chập điện, cháy nổ thiết bị. Với những gia đình có trẻ con có thể vô tình ngậm hoặc nghịch dây cáp. Vì vậy sau khi sạc xong người dùng nên rút ra khỏi ổ để tránh xẩy ra tai nạn đáng tiếc.

Tai nghe fake- hại đủ đường

h12

Tai nghe fake đa dạng mẫu mã 

Kể cả khi bạn đang dùng tai nghe chính hãng cũng không tránh khỏi những tác hại nhất định. Đặc biệt là dùng không đúng cách, thính lực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người dùng smartphone chắc không còn xa lạ với những chiếc tai nghe nhái đầy màu sắc với mức giá rẻ như cho. Và đối tượng cực kỳ ưa chuộng là các bạn học sinh, sinh viên với chất lượng âm thanh ở mức trung bình hoặc kém nhưng kiểu dáng lại rất thời trang.

Chính vì vậy không ít trường hợp bị điện giật dẫn đến tử vong khi vừa nghe nhạc vừa sạc điện thoại. Nguyên nhân là do tai nghe bị chập điện, vô tình tạo một dây dẫn thẳng từ ổ điện tới người dùng. Khi cắm sạc, ngay cả sạc chất lượng cao hiện tượng này vẫn có thể xảy ra. Do vậy việc các chuyên gia khuyến cáo người dùng hạn chế việc vừa dùng điện thoại vừa sạc pin.

Ốp lưng điện thoại thật giả tràn lan

h13

Nhiều mẫu ốp lưng điện thoại bắt mắt giá rẻ 

Vỏ ốp điện thoại được đa số người sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) yêu thích vì vừa có thể bảo vệ vừa làm đẹp, thể hiện cá tính. Tuy nhiên, mặt hàng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại mà người tiêu dùng cần cảnh giác, tránh tiền mất tật mang.

Ốp lưng là một trong những phụ kiện phổ biến cho điện thoại gây chú ý, thu hút người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ. Thị trường ốp lưng cho điện thoại ở Việt Nam phần lớn là hàng không rõ nguồn gốc có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn. Mặt hàng này được bày bán ở nhiều nơi, từ các cửa hàng điện thoại đi động lớn, nhỏ cho đến vỉa hè.

Mẫu mã của mặt hàng này rất đa dạng, nhiều màu sắc hình thù, chất liệu phong phú, từ khung nhựa cứng tới đính đá, da sần hoặc trơn, ốp có tráng gương, ốp chứa nước và kim tuyến ở giữa...

Mỗi nơi, giá bán mặt hàng này khác nhau. Ở các cửa hàng nhỏ lẻ, vỉa hè giá ốp giao động từ 50.000-200.000 nghìn đồng. Trong khi đó, ở các cửa hàng lớn trưng bày những mẫu đắt hơn, có mẫu lên tới 500.000 đồng và được cho là có chất lượng không thua kém hàng chính hãng. Còn những mẫu do chính công ty điện thoại sản xuất có giá khá cao, khoảng 1 triệu đồng trở lên.

Không chỉ ở các cửa hàng, trên mạng xã hội, các trang thương mại điện tử... cũng tràn ngập ốp lưng, bao da “thượng vàng hạ cám” dành cho thiết bị di động.

Những chiếc ốp điện thoại giá rẻ, kém chất lượng được cho là chứa hàm lượng hóa chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép.Dung dịch bên trong ốp lưng có thể gây khó chịu cho da, thậm chí làm phồng rộp hoặc bỏng hóa học cho da nếu rò rỉ.

Những thông tin trên khiến một bộ phận người tiêu dùng băn khoăn về việc dùng ốp điện thoại hàng ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ nhỏ thường gặm, cắn vào vỏ điện thoại.

Theo các chuyên gia công nghệ, việc sử dụng vỏ điện thoại không những không kéo dài tuổi thọ cho điện thoại mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng làm mát của nó. Trên thực tế, điện thoại có thể dùng bền hơn khi không dùng ốp lưng và ngược lại, “tuổi thọ” kém hơn khi có ốp lưng bao bọc. Bởi thế, người tiêu dùng nên chú ý khi chọn mua vỏ ốp điện thoại. Không nên mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, địa chỉ không uy tín, an toàn.

Mẹo phân biệt phụ kiện thật giả

h11

Phân biệt phụ kiện điện thoại thật giả 

Bên cạnh những mẫu phụ kiện chính hãng, được bày bán công khai ở những nơi uy tín, thì vẫn còn đó một số lượng khổng lồ các mẫu phụ kiện nhái, không rõ nguồn gốc, và sẽ thật sự “đen đủi” nếu bạn vớ phải những thứ như vậy bởi chúng ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chính thiết bị và trải nghiệm của bản thân trong thời gian sử dụng.

Củ sạc

Củ sạc là nơi chuyển đổi dòng điện trực tiếp từ ổ cắp thành dòng điện phù hợp với điện thoại. Nói cách khác thì đây chính là nơi quyết định cho tuổi thọ của thiết bị của bạn, cũng như chính sự an toàn của bạn, nên cần phải chú ý tới nó đầu tiên. Về cơ bản, một củ sạc “chính hãng” thường rất được chăm chút về mặt thiết kế và được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn dành cho thị trường mà chiếc điện thoại của bạn được phân phối, ví dụ như tại thị trường nước ta, các củ sạc “xịn” thường có chân tròn (hoặc chân dẹt với iPhone), dạng chân cắm đôi chứ không phải chân cắm 3. Về chất lượng hoàn thiện, các củ sạc chính hãng hiện nay thường được bán với giá tương đối cao, từ vài trăm nghìn đồng nên chắc chắn có chất lượng hoàn thiện cao hơn đồ nhái.

Sạc xịn sẽ đồng nhất sạc nhái về màu sắc vỏ, phần chân kim loại ở lỗ cắm USB cái thường làm bằng đồng, nhìn rõ và đều trong khi đồ nhái chỉ làm từ sắt và mạ đồng, nhìn không ngay ngắn. Các chi tiết in ấn trên vỏ sạc xịn cũng in rõ nét, chữ mảnh và đều trong khi sạc đểu sẽ có các chi tiết in vỏ thường to, nhòe, không rõ nét, không thẳng hàng. Bên cạnh đó, 1 mẹo nhỏ dễ nhất để giúp các bạn phân biệt sạc xịn và sạc đểu là để 1 cục nam châm gần chân sạc, nếu nam châm bị hút dính vào chân sạc thì chắc chắn đó là sạc nhái, fake, còn sạc xịn sẽ không bị nam châm dính do đã được thiết kế để chống dòng điện bị rò.

Cáp

Cáp cũng tương tự như củ sạc, một sợi cáp xịn thường được gia công rất tốt như chất lượng vỏ dây dù thường khá mềm, sờ vào mịn nhưng rất dai, khó đứt, trong khi đó dây cáp đểu thường có vỏ dây cho cảm giác thô cứng. Sợi cáp xịn có chân kết nối như cổng USB (microUSB hay Lightning) thường được thiết kế để cắm vừa khít với củ sạc hay thiết bị của bạn, chứ không để lộ ra một khoảng nhỏ như đồ nhái, bên cạnh đó, các chi tiết này cũng được làm sắc sảo và đồng đều hơn, không có chi tiết thừa như sản phẩm nhái. Chất lượng in ấn trên cáp cũng tương tự, với sợi cáp xịn, phông chữ in thường rất rõ nét và mảnh, thẳng hàng, bền màu theo thời gian, còn cáp nhái thường có phông chữ in lộn xộn, bị nhòe và không ngay ngắn.

Tai nghe

Đối với 1 số hãng điện thoại thì tai nghe chính là món phụ kiện đắt đỏ nhất trong 1 hộp điện thoại tiêu chuẩn (ví dụ như tai nghe của iPhone) chẳng hạn. Do đó, việc phân biệt tai nghe xịn và fake ít ra sẽ giúp bạn đỡ phải ngậm quả đắng trước những tay bán lẻ vô lương tâm. Cụ thể, đầu tiên bạn sẽ cần chú ý đến các chi tiết gia công trên tai nghe.

Ví dụ, như tai nghe iPhone, nếu là đồ chính hãng thì sẽ cho cảm giác có màu sắc tinh khiết, có dây tai nghe bằng cao su cao cấp, sờ vào thường rất mềm và mịn, các mối nối được làm cực kỳ khít. Khi bạn bẻ nhẹ gờ cao su giữa dây và nút chỉnh âm lượng thì sẽ thấy độ hở rất ít, hoặc gập dây sẽ giữ được sự đàn hồi và không bị gãy gập . Bên cạnh đó, màng loa của tai nghe xịn được gia công rất tốt với lưới kim loại và có thể nhìn 2 lỗ ở trong màng loa, các dòng chữ in trên dây tai nghe cũng được in mảnh, rõ ràng và rất bền màu.

Trong khi đó, tai nghe nhái thường không được gia công tốt như vậy. Tuy nhiên, hiện tại trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại tai nghe “fake cao cấp” với chất âm hay chất lượng gia công cũng đạt khoảng 8/10 so với đồ xịn và tương đối khó phân biệt với người bình thường, nên tốt hơn là bạn hãy qua các hệ thống bán lẻ uy tín lớn mà mua.

Với sự loạn lạc như hiện tại, người dùng cần bổ sung một số kiến thức cơ bản để chọn lựa cho mình các phụ kiện đúng chuẩn để bảo vệ cho thiết bị và cả chính bản thân. Đừng vì ham rẻ mà mua phải những loại hàng kém chất lượng để rồi rước họa vào thân.

Nếu không biết cách phân biệt, hãy tham khảo từ bạn bè,người quen; hoặc tìm hiểu trên các trang tin công nghệ để tìm đến những nơi bán hàng uy tín, chính hãng để tìm cho mình những phụ kiện phù hợp với nhu cầu.

Bùi Hương

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Bath Gel – MM Professional (chai 35ml) do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng theo quy định.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 3 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.