SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Nước mắm giả - Nỗi lo không của riêng ai

06:58, 23/01/2019
(SHTT) - Nước mắm từ lâu đã được xem như loại gia vị “quốc hồn, quốc túy” của người Việt. Tuy nhiên hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các loại nước mắm giả nhãn hiệu, nước mắm kém chất lượng chứa hóa chất độc hại khiến người tiêu dùng lo lắng.

Nước mắm là loại gia vị mang đậm nét ẩm thực của văn hóa Việt Nam, nhờ có loại gia vị này mà món ăn được trở nên thơm ngon và đậm đà hơn rất nhiều. Và một điều đặc biết chính là nhờ vào hương vị nước mắm (dùng pha chế các loại nước chấm) đã khiến các thực khách ở khắp mọi nơi khi đến với đất nước hình chữ “S” đều bị thu hút bởi các món ăn như: phở, bánh mì, bánh xèo, bún chả… và nhiều món ăn hấp dẫn khác

Nước mắm từ lúc nào đã trở thành một thứ gia vị thường trực trong mỗi bếp nhà của người Việt, là loại gia vị “bất tử” trong những bữa ăn của người Á Châu nói chung và đất nước Việt Nam ta nói riêng. Nhận thấy đây chính là loại thực phẩm thiết yếu và từ đó đã làm xuất hiện nhiều cơ sở làm nước mắm giả, nước mắm kém chất lượng, sử dụng hóa chất không tuân thủ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế để phục vụ mục đích lấy lợi nhuận cho bản thân.

Mập mờ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nước mắm công nghiệp như: Nam Ngư, Chin-Su, Kabin, Hương Việt…những có nước mắm thì ghi tên đạm bổ sung, có nước mắm thì không ghi tên đạm bổ sung.

Qua quan sát nhãn hiệu trên chai nước mắm Nam Ngư đệ nhất, chỉ thấy nhà sản xuất  ghi thành phần: muối, đường, tinh cốt cá cơm, chất điều vị, hương cá hồi, hương cá ngừ, màu tự nhiên, chất bảo quản, chất ngọt tổng hợp…dưới dạng tên khoa học rất khó để người tiêu dùng biết được chất gì, có nguy hại hay không. Điều quan trọng là loại đạm bổ sung này là loại đạm gì. Trong khi nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng đạm có nghĩa là từ thịt cá.

Đối với nước mắm truyền thống thì 100% là đạm từ cá, không chất tạo màu, tạo hương, chất bảo quản…như nước mắm công nghiệp.

Chính việc không ghi độ đạm của một số nhãn hiệu nước mắn công nghiệp khiến người tiêu dùng không biết rõ nguồn đạm được bổ sung trong đó là loại đạm gì, có đạm cá hay chỉ hoàn toàn là đạm bổ sung từ bên ngoài và đạm bổ sung từ bên ngoài là đạm gì.

 Có nhiều cách chế biến nước mắm công nghiệp nhưng phần lớn các nhà sản xuấtnước mắm công nghiệp sử dụng  nước mắm sản xuất truyền thống ở hạng thấp, sau  đó pha chế với nước và muối. Chính việc pha chế  này khiến  màu sắc, mùi vị thay đổi buộc nhà sản xuất phải bổ sung các chất tạo màu, tạo mùi, đạm, chất điều vị (chất tạo ngọt, chất bảo quản), chất chống thối natripenzoat…vào trong sản phẩm nước mắm.

Thật giả lẫn lộn

h10

Nước mắm được pha chế với những tạp chất  

Với thị phần chi phối, nước mắm công nghiệp có mặt khắp ngang cùng ngõ hẻm, từ tiệm tạp hóa nhỏ lẻ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại… với hàng trăm nhãn hàng khác nhau. Khảo sát tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội, các loại nước mắm giá rẻ như Nam Ngư, Chin Su, Đệ Nhị được bày bán rất nhiều và cũng được phần lớn người tiêu dùng chọn lựa. Các loại nước mắm truyền thống như nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc có số lượng ít hơn và giá cũng cao hơn gấp đôi, gấp ba.

Thực tế, đã có không ít vụ việc về sản xuất nước mắm giả nhãn hiệu, nước mắm kém chất lượng được phát hiện.Lực lượng chức năng phát hiện nhiều bột chua, phẩm màu, bột chống mốc, đường hóa học sodium cyclamate, bột ngọt xuất xứ từ Trung Quốc. Toàn bộ nguyên liệu này được dùng để pha chế nước mắm cá cơm và đều được mua tại chợ hóa chất Kim Biên. Thực trạng này không những khiến người tiêu dùng lo lắng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến các thương hiệu sản xuất nước mắm danh tiếng.

Hiện nay trên thị trường có những sản phẩm mượn danh những loại nước mắm có thương hiệu, bản chất đó là những sản phẩm không được phép sử dụng từ nước mắm  chính hãng trên tem nhãn chính. Tuy nhiên trên thị trường các sản phẩm đó vẫn đang được bày bán. Người tiêu dùng cũng chưa nhận thức đúng đâu là nước mắm thật đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và đâu là nước mắm mượn danh, do đó dẫn đến sự lẫn lộn trong quyết định tiêu dùng.

Hậu quả khôn lường cho sức khỏe

Ham hàng rẻ, một số người tiêu dùng đã chọn mua nước mắm hóa chất độc hại, nước mắm giả kém chất lượng. Và kết quả là sau một thời gian dài sử dụng, cơ thể bắt đầu mắc một số bệnh như:

Rối loạn thận

Dùng nhiều nước mắm chứa nhiều muối, lượng canxi và natri có thể làm tăng tải trọng lọc của thận và tăng khả năng hình thành sỏi thận. Điều này gây nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Sưng phù

Nước mắm chứa hóa chất cấm khi sử dụng có thể gây ra tình trạng sưng phù các mô cơ quan như phù bàn chân và bắp chân. Các tình trạng dị ứng với hóa chất cấm ở cơ thể người.

Cao huyết áp và mắc bệnh tim mạch

Tim mạch và đột quỵ sẽ tìm đến nếu bạn cứ cố chấp sử dụng nước mắm chứa lượng muối cao. Những căn bệnh liên quan đến huyết áp cũng sẽ xuất hiện khi lượng nước mắm hóa chất cứ vô tư được nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Nước mắm giả, nước mắm chứa hóa chất cấm sẽ không gây ra những tác dụng xấu ngay tức thì, nhưng về lâu dài có thể gây xuất huyết dạ dày, nặng hơn là dẫn tới ung dạ dày, gan và thận, gây chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, giảm pepsin, rụng tóc, thần kinh, mật… Những tác hại này cũng được áp dụng với trường hợp người dùng sử dụng nước mắm chứa độ đạm cao.

Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng đã cho hay rằng sẽ tốt hơn cho cho những bệnh nhân cao huyết áp nếu họ cắt giảm lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày. Nguy cơ mắc bệnh tim sau 10 – 15 năm sẽ mạch giảm đến 20% khi áp dụng chế độ ăn nhạt.

Phân biệt nước mắm thật- giả

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết nước mắm hóa chất độc hại, nhưng hầu hết các chị em thường bỏ qua các bước này và chỉ quan sát tên nhãn hiệu sau đó cho vào túi mua hàng một cách rất vô thức. Điều này sẽ không tránh khỏi tình trạng mua trúng nước mắm giả, nước mắm kém chất lượng và gây hại đến sức khỏe của chính bản thân và gia đình.

Chính vì vậy mà người tiêu dùng, nhất là các chị em nội trợ cần ghi nhớ những tuyệt chiêu nhận biết nước mắm hóa chất độc hại dưới đây.

Màu sắc

Dấu hiệu đầu tiên để phân biệt nước mắm giả, nước mắm hóa chất chính là dựa vào màu sắc. Hãy đưa chai mắm soi dưới ánh sáng, sau đó dốc ngược chai xuống để xem kết quả. Nếu thấy nước trong thì ổn, nếu thấy có cặn xuất hiện dưới đáy chai thì tuyệt đối không nên mua. Nước mắm trong chai có màu vàng là loại tốt và có thể an tâm khi sử dụng.

Độ đạm

Thông tin để phản ánh chất lượng sản phẩm cũng rất dễ nhận thấy đó chính là độ đạm, chúng luôn được nằm trên bào bì của sản phẩm. Đây còn là cách để người tiêu dùng có thể phân biệt giữa nước mắm thật và giả.

Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003), chúng được chia làm 4 loại như sau: Loại đặc biệt có độ đạm lớn hơn 30No, loại thượng hạng có độ đạm lớn hơn 25No, loại hạng 1 có độ đạm lớn hơn 15No và loại hạng 2 có độ đạm lớn hơn 10No.

Nước mắm truyền thống theo công thức của ông cha ta để lại sẽ được thủy phân từ cá, phơi nắng để tiếp xúc trực tiếp với không khí, sử dụng men tiêu hóa có sẵn bên trong ruột cá để tiến hành ức chế vi khuẩn, chuyển protein trong thịt thành đạm dễ hấp thụ. Nước mắm truyền thống được sản xuất theo phương pháp này sẽ có độ đạm từ 30 đến 40 độ, đôi khi sẽ đạt đến 43-45 độ nhưng rất hiếm. Các loại nước mắm có độ loại nước mắm cao đạm tự nhiên thường có màu cánh gián nâu đỏ, độ đặc sánh và vị đậm đà.

Tuy nhiên, việc sử dụng nước mắm có độ đạm càng cao sẽ càng gây hại đến sức khỏe; gây các bệnh liên quan đến tim mạch. Các chuyên gia dinh dưỡng đã có khuyến cáo rằng người dùng chỉ nên ăn nhạt và sử dụng nước mắm có độ đạm vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng khi sử dụng trong thời gian dài. Xem thêm thông tin về cách lựa chọn nước mắm an toàn tại đây….

Mùi vị

Thông thường, nước mắm ngon sẽ mang đến một mùi vị thơm nhẹ, mặn ngọt hài hòa cùng vị bùi bùi. Nhưng nếu nếm thử mà thấy mặn chát một cách khó chịu ở đầu lưỡi thì có thể là do độ đạm không hợp lý hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo, không tuân thủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Bao bì

Hàng thật sẽ có ngày sản xuất và hạn sử dụng, các thông tin chi tiết về sản phẩm thường được dập nổi ở phần trên của thân chai. Trong khi với hàng giả, những thông tin này lại chỉ được in trên giấy giới thiệu sản phẩm được dán trên thân chai. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của nước mắm giả, nước mắm hóa chất độc hại không nên mua.

Ngày nay, khi đã có được một cuộc sống đầy đủ và ấm no thì người tiêu dùng lại bắt đầu quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe về các sản phẩm mà gia đình đang sử dụng, nhiều bạn trẻ vẫn khuyên bố mẹ rằng: “Đừng nên sử dụng sản phẩm X hay sản phẩm Y này vì nó không tốt cho gia đình mình đâu!”. Tại sao, họ lại khuyên bố mẹ mình như vậy? Bởi vì họ là một trong số ít những người chịu đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Để có thể nhận biết chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần phải theo dõi, tìm hiểu và cập nhập thông tin về sản phẩm một cách thường xuyên để có sự chọn lựa những sản phẩm tốt nhất cho gia đình. Đối với các sản phẩm chất lượng đều buộc phải có giấy kiểm định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi tung ra thị trường. Vậy nên, người tiêu dùng cần xác định thông tin này trước khi mua sản phẩm bằng cách lên các website chính thống của sản phẩm để xác nhận thông tin.

Ở nước ta, nước mắm được làm từ nhiều loại cá như cá cơm, cá thu, cá linh, cá đối,... Theo phương pháp truyền thống, sản xuất nước mắm sẽ được lên men cá, muối và nước trong điều kiện bắt buộc, ngoài ra còn có thêm đường, chất bảo quản và màu tự nhiên. Trên thực tế, độ đạm sẽ quyết định giá thành của chai nước mắm, độ đạm càng cao, giá càng đắt.

Do vậy, một số nhà sản xuất cố tình ghi thông tin độ đạm ở góc khuất, khó nhìn hoặc dùng cỡ chữ nhỏ, khó đọc. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần phải xem kỹ thành phần trên nhãn trước khi bị thu hút bởi bao bì bắt mắt, sặc sỡ...

Thông tin tiếp theo người tiêu dùng cần quan tâm là tên, địa chỉ của doanh nghiệp, nơi sản xuất... Không nên mua những loại nước mắm trôi nổi, không xuất xứ, tuy giá rẻ hơn, thậm chí chưa bằng 1/2 giá của hãng uy tín nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Bùi Hương

Tin khác

Media 12 giờ trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Triển khai thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai về việc tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Kiểm tra trên khâu lưu thông, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Bình vừa phát hiện, thu giữ 680 bao thuốc lá điều nhập lậu và hàng hóa gồm màn hình ti vi, máy hàn đã qua sử dụng không có hóa đơn chứng từ theo quy định.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái.